Sự phát triển của thai nhi tuần 4
Tháng Tám 2, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 6
Tháng Tám 3, 2022Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 5 sẽ như thế nào ?
Sang tuần thứ 5 của thai kỳ, thai nhi sẽ phát triển một cách mạnh mẽ, kích thước lúc này đã có sự tăng trưởng đáng kể, dài khoảng 6mm, và trông giống hình dạng của một chú nòng nọc nhỏ
- Phần lớn sự phát triển tập trung vào não bộ với khoảng 100 tế bào não được hình thành trong mỗi phút. Điều này lí giải tại sao mẹ bầu lại rất hay đói. Đa phần thức ăn đã được huy động để tạo ra năng lương cho sự phát triển của em bé.
- Ruột và ruột thừa của em bé cũng đang hình thành và rất đúng vị trí.
- Xương bắt đầu hình thành. Các đầu chi, là các phần sẽ phát triển thành tay chân của bé bắt đầu mọc nhú lên.
- Miệng của bé yêu cũng đang được hình thành qua những nếp gấp nhỏ.
- Tuyến sinh dục của bé cũng bắt đầu hình thành. Tuy nhiên, đây chưa phải là thời điểm bố mẹ có thể biết được giới tính của em bé, dù có sử dụng phương pháp siêu âm hiện đại tân tiến nhất, nên bố mẹ đừng nóng vội nhé.
- Quả thận đã được hình thành và nằm đúng vị trí. Tuy nhiên ở tuần này, thận vẫn chưa được hoạt động chức năng lọc máu.
Lời khuyên dành cho mẹ bầu trong tuần thứ 5 của thai kỳ
1. Những việc mẹ cần làm khi mang thai ở tuần thứ 5
- Nên khám thai sớm và đúng lịch. Chăm sóc tốt trước khi sinh là một bước thiết yếu để đảm bảo cho sức khỏe của cả mẹ và bé. Bạn nên đến gặp bác sĩ để kiểm tra thể chất, bao gồm chiều cao, cân nặng, huyết áp, và sức khỏe tổng quát nói chung.
- Tránh ăn những thực phẩm có hại. Những thực phẩm như phô mai chưa tiệt trùng, sữa hay các loại nước trái cây chưa tiệt trùng, trứng sống, thịt, cá, hải sản chưa qua chế biến, xúc xích, thịt nguội, các loại cá có hàm lượng thủy ngân cao,...có thể gây ra các bệnh ngộ độc thực phẩm do nhiễm vi khuẩn hoặc ký sinh trùng, dẫn tới nguy cơ cao bị dị tật bẩm sinh ở thai nhi, hoặc thậm chí là sảy thai.
- Tích cực bổ sung acid folic trong kỳ tam cá nguyệt đầu tiên để hạn chế tối đa khả năng dị tật bẩm sinh, khuyết tật ống thần kinh hoặc bệnh tim bẩm sinh cho thai nhi.
- Bổ sung đầy đủ vitamin, sắt và canxi cho cơ thể thông qua ăn uống đủ chất và dùng vitamin tổng hợp.
- Không tùy tiện sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, kể các các sản phẩm thực phẩm chức năng mà không có sự cho phép của bác sĩ.
- Tránh hút thuốc lá, uống bia rượu và các chất kích thích. Những chất này ảnh hưởng không tốt tới sự phát triển của thai nhi, gây ra các vấn đề nghiêm trọng về sức khỏe như sinh non, nhẹ cân, sảy thai, khả năng ngôn ngữ và hành động chậm chạp hơn so với bình thường.
- Thư giãn cơ thể bằng những hoạt động nhẹ nhàng. Thư giãn cơ thể bằng những hoạt động nhẹ nhàng
2. Những thức ăn mẹ cần cung cấp cho cơ thể để con được khỏe mạnh
- Bánh mì hoặc ngũ cốc nguyên cám: Ở những tuần đầu của thai kỳ, mẹ vẫn cần bổ sung một lượng tinh bột và protein tương đối để đáp ứng nhu cầu năng lượng của cơ thể cũng như sự phát triển từ bé. Các loại ngũ cốc nguyên cám chứa nhiều chất xơ, chất chống oxy hóa, Vitamin nhóm B, E và rất nhiều khoáng chất thiết yếu khác.sự dụng nguyên cám sẽ ngăn ngừa các bệnh khuyết tật ở thai nhi và giúp cho mẹ và bé được khỏe mạnh phát triển hơn.
- Các loại hạt: Từ lâu, các loại hạt sấy khô giàu dinh dưỡng như hạt đậu, hạt óc chó, hạt mắc ca, hạt chia… đều được các mẹ bầu truyền tai nhau sử dụng bởi chúng chứa nhiều Axit Folic, Omega, Vitamin… và khoáng chất thiết yếu cho cả bé và mẹ luôn khỏe mạnh, ngăn ngừa những dị tật bẩm sinh từ khi thai nhi 5 tuần tuổi
- Các loại rau củ nhiều chất xơ: Khi thai nhi 5 tuần tuổi, mẹ bắt đầu cần bổ sung nhiều hơn các chất dinh dưỡng để phục phụ nhu cầu của cả mẹ và bé, việc nạp một lượng lớn thức ăn và thay đổi Hormone rất dễ dẫn đến chứng táo bón.. vì vậy việc bổ sung các chất xơ là vô cùng quan trọng để ổn định đương tiêu hóa được tốt hơn
- Trứng: Các loại trứng gia cầm, đặc biệt là trứng ngỗng được truyền tai rằng rất tốt cho phụ nữ mang thai. Trứng chứa rất nhiều dưỡng chất, đặc biệt là Vitamin A, D, B, Sắt, axit Folic… có lợi cho sức khỏe của mẹ và sự phát triển của bé. Ngoài ra, trứng còn rất giàu Choline, Omega giúp ngăn ngừa dị tật ống thần kinh và phát triển não bộ ở trẻ nhỏ.
-
-
Phi lê cá, các loại cá bé: Trong các loại cá béo như cá mòi, cá chép, cá hồi… chứa rất nhiều Omega – thành phần quan trọng cho sự hình thành não bộ và thị giác của thai nhi, đặc biệt ở những giai đoạn đầu khi thai nhi 5 tuần tuổi. Ăn các loại cá Phi lê, cá béo mỗi ngày giúp giảm nguy cơ sinh non, trầm cảm sau sinh và cung cấp nguồn dinh dưỡng dồi dào.
-
3. Các tư thếcủa mẹ khi con ở tuần thứ 5
- Ở giai đoạn này, bụng mẹ bầu còn nhỏ, lực tác động lên cơ thể chưa đáng kể nên mẹ có thể ngủ tùy ý để cơ thể cảm thấy thoải mái.
Tuy nhiên, mẹ bầu nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên thay đổi. Những tư thế này vừa ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ, vừa không an toàn cho sự phát triển của thai nhi. Mẹ cũng nên nằm nghiêng về bên trái như thế sẽ rất tốt
4. Mẹ cần tránh những gì trong khoảng thời gian này?
- Trong tuần này, mẹ cần tránh bất kỳ các độc tố, hóa chất, thuốc, tia X-quang, rượu hay nói chung là bất kỳ thói quen nào có tiềm ẩn nguy cơ cho thai nhi. Tuần thứ 5 là thời điểm quan trọng đối với sự thay đổi và phát triển của thai nhi.
- Mẹ không nên lo lắng nếu mẹ bị giảm cân trong tuần này. Tình trạng khó chịu và nôn mửa có thể dẫn đến giảm cân. Nhưng mẹ đừng lo, mẹ sẽ có nhiều thời gian để lấy lại trọng lượng, và còn phát triển to hơn nữa trong những tuần sau của thai kỳ