Sự phát triển của thai nhi tuần 7
Tháng Tám 5, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 9
Tháng Tám 7, 2022Ở tuần thai thứ 8, mẹ bầu đang ở tháng thứ 2 của thai kỳ. Dù bụng của mẹ chưa lộ rõ nhưng sẽ thường xuyên mệt mỏi và ốm nghén, đây là dấu hiệu của việc em bé đang phát triển nhanh chóng. Bé 8 tuần tuổi đã hình thành tất các các cơ quan quan trọng của cơ thể. Đây cũng là thời điểm mẹ và bé sẽ đến gặp bác sĩ lần thứ hai, đừng quên nhé!
Sự phát triển của thai nhi 8 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Thai nhi ở tuần thứ 8, bé sẽ được coi là thai nhi và đang trong quá trình phát triển khuôn mặt. Hình hài của bé đã phát triển tương đối đầy đủ và sẵn sàng để tăng cân trong những tháng tới.
- Bé yêu đã có kích cỡ khoảng 0,15-0,20 cm, cỡ như một quả việt quất và cân nặng chỉ khoảng 1g.
- Tim của thai nhi ở tuần thứ 8 thường đập từ 150 - 170 nhịp/phút, gấp đôi nhịp tim của mẹ.
- Bé 8 tuần tuổi đã có mí mắt tuy vẫn còn mờ và hầu như che mắt, nhưng cũng bắt đầu có chút màu sắc rồi.
- Tim đã hoàn thành việc phân chia thành bốn buồng, và các van tim bắt đầu hình thành. Dái tai nhỏ và miệng, mũi, lỗ mũi cũng đang dần định hình rõ hơn.
- Phần đuôi của phôi thai hoàn toàn biến mất. Các cơ quan nội tạng, cơ bắp và thần kinh đã định hình.
- Cơ quan sinh dục đã xuất hiện nhưng chưa thể phân biệt được giới tính của bé. Mẹ cần chờ thêm vài tuần nữa để có thể biết bé là ‘hoàng tử’ hay ‘công chúa’ khi siêu âm nhé
- Nhau thai cũng đã khá trưởng thành để thực hiện chức năng sản sinh nội tiết tố. Cơ thể bé đã hoàn tất các cơ quan về lý tính, chuẩn bị sẵn sàng để tăng cân rất nhanh
Sự thay đổi trong cơ thể của mẹ khi thai nhi 8 tuần tuổi.
- Ốm nghén : ảnh hưởng đến khoảng 75% các mẹ khi mang thai. Cảm giác buồn nôn và nôn có thể xảy ra nhiều lần trong ngày và khiến cho mẹ sẽ không muốn ăn. Điều này sẽ làm cho mẹ kiệt sức và khó chịu, nhưng hãy yên tâm vì những triệu chứng này sẽ nhanh chóng mất đi trong một vài tuần tới.
- Mệt mỏi : do sự thay đổi nội tiết tố và phát triển nhanh chóng của bé nên hầu hết các mẹ sẽ bị mệt mỏi, mất sức trong lần mang thai đầu tiên. Để giảm bớt sự mệt mỏi, hãy nghỉ ngơi nhiều hơn và ăn uống điều độ để cảm thấy khỏe mạnh
- Tăng tiết dịch âm đạo mạnh : xảy ra do lượng estrogen tăng, đồng nghĩa với việc dịch âm đạo được tiết ra nhiều hơn bình thường. Dịch tiết âm đạo giúp ống sinh không bị nhiễm trùng, vậy nên bạn không cần quá lo lắng nếu điều này xảy ra.
- Đầy hơi, táo bón và trào ngược dạ dày : mẹ sẽ cảm thấy đầy hơi do đường tiêu hoá của bạn hoạt động chậm lại và có thể xuất hiện tình trạng táo bón. Thỉnh thoảng mẹ sẽ phải hứng chịu những bản hòa ca chẳng thú vị chút nào khi thai nhi 8 tuần tuổi. Đó chính là tổ hợp của rắm, xì hơi… Tình trạng thừa hơi là chuyện thường tình của bà bầu. Hãy ăn đồ ăn có chất xơ để dễ tiêu hoá hơn.
Vào tuần thứ 8 của thai kỳ, cổ tử cung tiếp tục mềm đi trong suốt thai kỳ để chuẩn bị sinh nở.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 8 tuần tuổi phát triển tốt
- Từ tuần này, Mẹ hãy dành thời gian mỗi sáng khi thức dậy và trước khi đi ngủ để bắt đầu giao tiếp với bé. Mẹ chỉ cần ngồi lặng yên, tay đặt nhẹ lên bụng, tập trung vào hơi thở và bắt đầu nghĩ về bé với những hy vọng, mơ ước, dự định cho tương lai… Quan trọng là bạn phải chú ý lắng nghe cơ thể cũng như em bé. Vì vậy, một danh sách nhạc dành cho thai nhi bắt đầu phát huy tác dụng từ tuần này
- Thực hiện chế độ ăn uống lành mạnh : sử dụng nhiều thức ăn bổ dưỡng cho bạn và em bé. Chất cần thiết nhất cho mẹ bầu ở giai đoạn thai nhi 8 tuần tuổi hay 3 tháng đầu thai kì là Sắt, Axit Folic, Vitamin. Sắt và Axit Folic thúc đẩy quá trình tăng tạo máu cho sự phát triển của con ở giai đoạn đầu. Vitamin và khoáng chất lại giúp nâng cao sức khỏe, sức đề kháng của mẹ trước những sự thay đổi của cơ thể để đón chào sinh linh bé bỏng.
- Chú ý các biến chứng thai kỳ trong giai đoạn này như : Ngộ độc thai nghén, ra máu trong thai kỳ, dấu hiệu sớm khi mang thai.
- Khám thai đầy đủ và kịp thời.
- Tiến hành : khám sàng lọc dị tật bẩm sinh ở thai nhi để can thiệp sớm nếu như có nguy hiểm.
- Vận động : Các bài tập tập trung vào các cơ ở bụng và dưới lưng là rất tốt để chuẩn bị cho việc sinh nở sau này, nếu mẹ có thể thực hiện tối thiểu 20 phút một ngày, 3-4 lần một tuần. Tập thể dục với cường độ vừa phải sẽ giúp cải thiện sức khỏe bà bầu, giảm ốm nghén, hỗ trợ quá trình chuyển dạ diễn ra thuận lợi hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên tránh những bài tập quá sức vì có thể sẽ làm ảnh hưởng đến cơ thể mẹ cũng như thai nhi.
- Trong thời gian này, mẹ cũng nên uống nhiều nước. Uống đủ nước sẽ giúp giảm buồn nôn và tiêu hóa