Sự phát triển của thai nhi tuần 6
Tháng Tám 3, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 8
Tháng Tám 7, 2022Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7 là điều kì diệu – một dấu mốc quan trọng trong sự phát triển của thiên thần nhỏ.
Với mỗi người phụ nữ, thiên chức làm mẹ luôn là điều thiêng liêng nhất. Từ khi thiên thần nhỏ bắt đầu xuất hiện trên cuộc đời tới 9 tháng 10 ngày đứa trẻ được sinh ra luôn là quãng thời gian đầy ngọt ngào, trông ngóng, vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc. Từng ngày từng ngày trôi qua luôn là những dấu mốc đáng ghi nhớ trong sự phát triển của bé cưng. 7 tuần tuổi, những thay đổi lớn đã diễn ra. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7 có điều gì khác biệt? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
Với mỗi người phụ nữ, thiên chức làm mẹ luôn là điều thiêng liêng nhất. Từ khi thiên thần nhỏ bắt đầu xuất hiện trên cuộc đời tới 9 tháng 10 ngày đứa trẻ được sinh ra luôn là quãng thời gian đầy ngọt ngào, trông ngóng, vất vả nhưng cũng rất hạnh phúc. Từng ngày từng ngày trôi qua luôn là những dấu mốc đáng ghi nhớ trong sự phát triển của bé cưng. 7 tuần tuổi, những thay đổi lớn đã diễn ra. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 7 có điều gì khác biệt? Mẹ bầu thay đổi ra sao?
1.Sự thay đổi của thai nhi
Bước vào giai đoạn tuần thứ 7, thai nhi bắt đầu thay đổi theo từng ngày
Ngày thứ 43: Miệng đã phân hóa thành môi và lưỡi sẽ hình thành
Ngày thứ 44: Bên trong khoang miệng, những bộ phận sơ khai của hàm hình thành
Ngày thứ 45: Lợi bắt đầu hình thành cho sự phát triển của răng sau này
Ngày thứ 46: Tuyến nước mắt hình thành
Ngày thứ 47: Thông tin di truyền sẽ phát huy tác dụng khi tai hình thành vào ngày này
Ngày thứ 48: Những đường vân trên bàn tay ở tuần trước bắt đầu rõ hơn và ngón tay bắt đầu phân hóa thành những ngón riêng biệt
Ngày thứ 49: Mũi còn rất nhỏ nhưng bắt đầu nhô cao hơn
2.Những thay đổi của mẹ bầu khi mang thai tuần thứ 7
2.1 Thay đổi cơ thể bên ngoài
Bụng bắt đầu lớn dần: Chị em sẽ bắt đầu khó khăn hơn trong việc chọn đồ bởi khi đó bụng của bạn sẽ dày lên đôi chút. Thêm vào đó, những mạch máu sẽ nổi lên rõ hơn đặc biệt là vùng ngực và chân.
Chuột rút và đau nhẹ bụng dưới: Không những vậy, một số chị em còn xuất hiện triệu chứng bị chuột rút và hơi đau nhẹ ở phần bụng dưới. Nhưng đừng quá lo lắng bởi đây có thể chỉ là những triệu chứng bình thường khó chịu ban đầu. Tuy nhiên, nếu theo dõi thấy cơn đau tiếp tục liên tục, âm đạo có dấu hiệu bị chảy máu thì cần thời khám bác sĩ sớm để được chuẩn đoán.
Hai đầu vú thâm và lớn hơn: Hai đầu vú của mẹ bầu bắt đầu tối màu hơn và lớn lên. Thậm chí nhiều chị em còn than phiền về việc các mụn nhỏ mọc quầng vú, đây chính là nốt Montgomery giúp cho bạn dễ dàng tiết sữa sau này. Còn lại, nếu hai đầu vú của bạn bị thâm thì đừng quá lo lắng bởi đó là sự biến đổi hoocmon thai kỳ mà gần như bà bầu nào cũng gặp phải.
Mặt xuất hiện mụn: Đây là thời gian nhiều chị em hoảng hốt như mình đang bước vào thời dậy thì. Xuất hiện nhiều mụn trên mặt của bà bầu, đó chính là hoocmon do cơ thể sản sinh ra khi có bầu. Nếu bạn muốn sử dụng các mỹ phẩm để ngăn ngừa tình trạng này thì cần cân nhắc kỹ tới thành phần của kem để không làm ảnh hưởng tới em bé nhé.
Âm đạo tiết dịch nhày: Đó là dấu hiệu bình thường mà các bà bầu phải đối mặt nên bạn cần chú ý thay rửa thường xuyên để tránh tình trạng ẩm ướt, vi khuẩn có hại phát triển. Trừ trường hợp dịch âm đạo có mùi khó chịu, chuyển màu vàng hay âm đạo có dấu hiệu ngứa, tấy rát thì mẹ bầu nên đi khám sớm nhé!
2.2 Thay đổi về cảm xúc, tinh thần
Nhiều mẹ sẽ cảm thấy mệt mỏi và uể oải trong tuần thứ 7 bởi sự thay đổi hoocmon trong cơ thể, đặc biệt là sự tăng progesterone đột ngột. Chị em sẽ thường xuyên bị nôn ọe, ăn ít, mất năng lượng trầm trọng. Đặc biệt nhiều mẹ còn bị mất ngủ về đêm vì việc nôn ọe này. Hãy tham khảo một vài bài viết về những bí kíp giảm ốm nghén biết đâu sẽ giúp ích cho mẹ nhiều hơn
3.Lời khuyên cho mẹ đang mang thai tuần thứ 7
Bà bầu tuần 7 nên ăn gì?
Tăng cường bổ sung chất sắt tốt cho mẹ bầu và thai nhi. Thực phẩm chứa nhiều sắt như thịt bò, quả gấc, củ dền, thịt nạc, rau có màu xanh đậm…
· Bổ sung axit folic kích thích hệ thần kinh của trẻ phát triển tốt hơn. Thực phẩm giàu axit folic như: lạc, hạn nhân, trái cây họ cam quýt, hướng dương,… Hoặc thậm chí là viên uống axit folic (0,4 mg mỗi ngày).
· Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày để khắc phục tình trạng nghén khi mang thai. Hơn nữa, bạn hạn chế ăn những thức ăn có mùi tanh như: cá, tôm, hải sản… dễ khiến bạn buồn nôn nhiều hơn.
· Uống đầy đủ nước mỗi ngày tránh bị táo bón khi mang thai. Hãy bổ sung từ 1,5 lít đến 2,5 lít/ngày.
· Các thực phẩm cần được nấu chín, đảm bảo vệ sinh để tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.
· Duy trì thói quen vận động nhẹ hàng ngày bằng việc tập yoga, đi bộ.