Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 5
Tháng Tám 3, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 7
Tháng Tám 5, 2022Tuần thứ 6 của thai kỳ, bé yêu đang dần phát triển và hoàn thiện các bộ phận cơ thể. Tuần này, bé đã có thêm tay và chân, các đường nét trên khuôn mặt cũng ngày một rõ ràng hơn. Mẹ chắc hẳn đang rất hạnh phúc và tò mò về sự phát triển của con từng ngày.
Tuần thứ 6 thai nhi sẽ phát triển như thế nào ?
- Sang tuần thứ 6 của thai kỳ, sự phân chia tế bào vẫn không ngừng diễn ra, kích thước thai phát triển vô cùng nhanh. Chiều dài phôi thai lúc này khoảng 0.15 cm đến 0,6 cm với cân nặng lúc bằng một hạt táo tây.
- Hình ảnh phôi thai lúc này trông giống con nòng nọc
- Mũi, miệng và tai của bé bắt đầu định hình, ruột và não cũng bắt đầu phát triển
- Hệ tuần hoàn và trái tim của thai sẽ bắt đầu hình thành và có nhịp đập thai. Tay, chân cũng như cơ quan khác của phôi thai đang bắt đầu được hình thành.
- Trong tuần thứ 6, van tim của bé đã xuất hiện, các đường dẫn khí từ cổ họng đến phổi cũng được hình thành. Hai bán cầu não của thai nhi cũng đang phát triển mạnh mẽ, gan giữ chức năng tạo ra tế bào hồng cầu cho tới khi tủy xương được hình thành và đảm nhận vai trò này. Bé cưng cũng đã có ruột thừa và tuyến tụy, nơi sẽ tạo ra hormone insulin. Một đoạn ruột sẽ phát triển thành dây rốn, có mạch máu riêng biệt để mang các chất dinh dưỡng, oxy và chất thải ra khỏi cơ thể nhỏ bé của bé.
- Ở thời điểm đầu của tháng thứ 2 thai kỳ, so với tuần thai thứ 5, bé đã tăng gấp đôi kích thước kể từ tuần trước và dài hơn 1cm
Sự thay đổi trong cơ thể mẹ trong tuần thứ 6
- Cơn ốm nghén "viếng thăm" mẹ nhiều hơn : các triệu chứng thai kỳ thường gặp bao gồm buồn nôn và ói mửa, bị bần thần vào buổi sáng khi thức dậy (morning sickness). Ngoài ra bạn thường xuyên phải đối phó với những cơn buồn nôn, khó chịu và chán ăn. Những cơn ốm nghén ập đến là do kích thước của tử cung đã tăng gấp đôi trong năm tuần qua, khiến cho việc ăn uống trở nên khó khăn hơn. Khoảng nửa số các mẹ có thai cảm thấy buồn nôn trong 3 tháng đầu thai kỳ và hết ở tuần thứ 14.
- Mẹ đi tiểu nhiều hơn : sang tuần thứ 6, tần suất đi tiểu hay són tiểu của mẹ cũng tăng lên nhiều. Lý do là vì lượng máu trong cơ thể mẹ tăng khoảng 10% so với trước khi mang thai, tử cung lớn hơn gây áp lực lên bàng quang cũng khiến mẹ muốn đi vệ sinh nhiều hơn.
- Cảm xúc thay đổi nhanh hơn thời tiết : tâm trạng của mẹ lúc này thất thường có lúc nắng có lúc mưa, mẹ dễ dàng cảm thấy buồn, chán nản hay lo lâu, rồi sau đó lại có thể vui vẻ một cách bất ngờ. Nguyên nhân chính là do sự thay đổi lên xuống không đều của các hormone trong thai kỳ.
- Cơ thể mẹ ợ chua và khó tiêu : nhìn chung, ợ chua và khó tiêu là tình trạng mẹ sẽ gặp phải trong giai đoạn mang thai tuần thứ 6. Mẹ có thể giảm thiểu các triệu chứng ợ chua khi tránh các loại thực phẩm như cam, quýt, cà chua, pizza, nước sốt mì ống; tránh thức ăn nhiều dầu mỡ và cay.
Lời khuyên cho mẹ để thai 6 tuần tuổi phát triển tốt
- Chế độ ăn hợp lý : mẹ nên lên kế hoạch cho 1 chế độ ăn uống lành mạnh, tốt cho cả mẹ và bé. Mỗi ngày bạn chỉ cần nạp 2.000 calories là đủ. Thêm vào thực đơn những thực phẩm giàu vitamin và dinh dưỡng như thịt bò, rau xanh, hoa quả….
- Cung cấp nước cho cơ thể của mẹ : uống nhiều nước để đảm bảo cơ thể đủ nước, đặc biệt nếu mẹ bị nôn ói nhiều.
- Vận động : vận động nhẹ nhàng bằng cách đi bộ hoặc tập yoga, tập thiền. Những hoạt động này sẽ giúp mẹ hạn chế chứng giãn tĩnh mạch, vọp bẻ, mệt mỏi, phù và táo bón, duy trì sức khoẻ cơ bắp, giảm thiểu chứng đau thắt lưng, giúp mẹ thư giãn và ngủ ngon…
- Sinh lý : Kích cỡ vòng một của bạn cũng tăng lên đáng kể, vì vậy hãy chọn những loại áo ngực thoải mái và phù hợp với bạn. Trong thời gian này, bạn nên hạn chế các hoạt động tình dục để làm ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Không nên sử dụng : bất cứ loại thuốc nào mà không có sự cho phép của bác sĩ, kể cả thực phẩm chức năng. Những tác dụng phụ trong thuốc có thể gây hại đến sức khỏe cũng như khả năng phát triển của bé yêu.