Sự phát triển của thai nhi tuần 39
Tháng Chín 2, 2022Vì sao 1000 ngày đầu đời của bé lại vô cùng quan trọng ?
Tháng Chín 10, 2022Thai 40 tuần là mấy tháng? Thai nhi tuần thứ 40 của thai kỳ thuộc tháng thứ 9, đây là thời điểm cực kỳ quan trọng. Bởi vì em bé sẽ có thể chào đời bất cứ lúc nào.
Sự phát triển của bé vào lúc thai 40 tuần
- Bé 40 tuần tuổi đã lớn nên không thể ở mãi trong bụng mẹ. Nếu bé vẫn không có dấu hiệu chào đời vào tuần tiếp theo thì bác sĩ có thể đề cập với mẹ về việc “kích sinh” để giữ an toàn cho hai mẹ con. Ở tuần thai thứ 40, bé thường có chiều dài khoảng 50,5 cm và bé có thể nặng đến 3,44 kg tương đương với một quả bí ngô. Bé vẫn sẽ tiếp tục phát triển thêm.
- Thông thường những trẻ sơ sinh thường được sinh ra với làn da màu đỏ tím nhưng sau đó sẽ chuyển sang đỏ hồng sau khoảng vài ngày sau khi sinh. Tông màu đỏ hồng bắt nguồn từ các mạch máu có thể được nhìn thấy qua làn da mỏng manh của trẻ sơ sinh. Ngoài ra, tay và chân của bé vẫn còn hơi xanh, lý do là vì tuần hoàn máu vẫn đang trong giai đoạn trưởng thành, chưa có đủ oxy và hồng cầu.
- Thời điểm cuối cùng của thai kỳ, nhau thai vẫn tiếp tục cung cấp các kháng thể giúp bé chống lại nhiễm trùng trong 6 tháng đầu đời sắp tới. Ngoài ra, sữa mẹ cũng cung cấp cho bé nhiều kháng thể hơn để tăng cường hệ miễn dịch. Trong đó, sữa non dòng sữa đầu tiên và có màu vàng đặc biệt siêu giàu kháng thể, vì vậy cần cho bé bú sữa non của mẹ trong những ngày sau sinh.
- Mẹ nên chú ý đến cử động của bé và cho bác sĩ sản khoa biết ngay nếu không nhận thấy thai nhi 40 tuần gò nhiều. Em bé lúc này sẽ liên tục hoạt động cho đến ngày sinh, do đó nhiều nguy cơ sẽ có vấn đề xảy ra khi hiện tượng thai nhi 40 tuần gò nhiều bị giảm cường độ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 40 tuần
- Cơ của mẹ ở tuần 40 lúc này có thể sẽ bị sưng phù. Mắt cá chân và bàn chân sưng húp lên, đi bộ hay đứng lâu một chút cũng thật khó khăn.
- Vùng khoang chậu thì có cảm giác nặng nề và tắc nghẽn. Em bé có vẻ như đã xuống rất thấp và mẹ có cảm nhận rõ rệt về một khối rắn hơn 4kg trì nặng ở bên dưới, chỉ chờ để được ra.
- Mẹ có thể thấy âm đạo tiết ra dịch nhầy có lẫn chút máu. Đó là do lúc này máu đang căng đầy ở cổ tử cung của mẹ và một ít rò rỉ ra bên ngoài. Tình trạng này khá phổ biến ở mẹ bầu ở thời điểm cuối của thai kỳ.
- Ngoài ra, nếu tuần dự sinh đã đến mà em bé vẫn chưa có dấu hiệu chào đời thì hẳn mẹ nào cũng lo lắng, nhất là khi bạn nhận được những lời hỏi thăm từ gia đình, bạn bè. Điều này rất bình thường, mẹ không cần phải sốt ruột. Có thể trong vài ngày tới, cơn chuyển dạ sẽ xuất hiện hoặc nếu mẹ không có dấu hiệu chuyển dạ thì bác sĩ có thể can thiệp bằng phương pháp giục sinh để giúp em bé chào đời đúng thời điểm.
- Dấu hiệu chuyển dạ : bác sĩ sẽ kiểm tra độ mở tử cung của mẹ thường xuyên để chẩn đoán thời điểm chuyển dạ cũng như quyết định mẹ sẽ sinh thường hay sinh mổ. Ngoài ra, mẹ nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện vỡ ối dù với số lượng dịch nước ối chảy ra ít hay nhiều
Lời khuyên của bác sĩ khi thai 40 tuần
- Lúc thai 40 tuần tuổi, mẹ nên đến bệnh viện kiểm tra sự phát triển của thai nhi cũng như sức khỏe của mẹ trước khi sinh, đặc biệt là thực hiện kiểm tra vùng xương chậu của mẹ. Điều này giúp bác sĩ có thể xác định các điều kiện sinh của mẹ có thuận lợi không bao gồm :
- Ngôi thai thuận hay ngôi thai ngược
Độ lọt của bé
Độ mở của tử cung
- Mẹ không nên quá căng thẳng vì sẽ khiến nhịp tim đập nhanh gây rối loạn tuần hoàn máu và ảnh hưởng đến quá trình sinh nở.
- Hỏi ý kiến bác sĩ nếu đến xuất hiện các biểu hiện lạ hoặc đến ngày dự sinh nhưng mẹ chưa có dấu hiệu gì cả.
- Tự thực hiện các phương pháp giảm đau gò tử cung như massage, yoga, thiền, tắm nước ấm... dưới tham vấn của bác sĩ.
- Kiêng quan hệ tình dục vào giai đoạn này để tránh ảnh hưởng đến thai nhi.
- Không lạm dụng thuốc giảm đau, thuốc an thần để tránh ảnh hưởng đến sức khỏe của cả mẹ và bé.
- Ở tuần thai này, mẹ nên chuẩn bị sẵn các đồ đi sinh tại bệnh viện bao gồm : tã, bỉm, khăn sữa, sữa cho trẻ sơ sinh đề phòng trường hợp sữa mẹ không về kịp, dụng cụ ăn, uống cho mẹ và bé, băng vệ sinh, giỏ đựng đồ, phích nước nóng, chậu, khăn, bàn chải đánh răng, khăn chùm đầu,…