Bảng các chỉ số thai nhi theo tuần
Tháng Bảy 17, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 5
Tháng Tám 3, 2022Thai tuần 4 sẽ phát triển như thế nào?
Thai 4 tuần tuổi có kích thước bao nhiêu? Kích thước túi thai 4 tuần là khoảng 2mm. Ở thời điểm này, phôi thai hình thành 3 lớp, mỗi lớp sẽ phát triển thành các cơ quan và bộ phận trên cơ thể bé:
- Mô ngoài cùng (ngoại bì): Trở thành não và hệ thần kinh, da, móng,chân tóc, chân răng
- Mô giữa (trung bì): Trở thành tim, mạch máu, cơ và xương
- Mô trong cùng (nội bì): Trở thành phổi, đường ruột, dạ dày và bàng quang
Ở thời điểm thai 4 tuần, màng ối và túi noãn hoàng cũng bắt đầu phát triển. Màng ối chứa đầy nước ối bao quanh và bảo vệ phôi thai đang phát triển, đảm bảo cho sự phát triển của thai nhi. Túi noãn sẽ tạo máu và giúp nuôi dưỡng phôi thai cho đến khi nhau thai được hình thành đầy đủ và có thể đảm nhận vai trò này.
Một số phụ nữ có thể cảm nhận được rằng họ đang mang thai ngay cả trước khi thực hiện kiểm tra việc có thai. Những dấu hiệu mang thai sớm nhất bao gồm:
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi mang thai trong tuần thứ 4
- Ngực mềm, đau và sưng:Nhiều phụ nữ nói rằng cảm giác đau mà họ cảm nhận được cũng chỉ giống như cơn đau trong chu kỳ kinh nguyệt, tuy nhiên lại ở mức độ nặng hơn.
- Mệt mỏimột cách đột ngột do nồng độ hormone progesterone tăng nhanh.
- Đi tiểu thường xuyên: Ngay sau khi có thai, mẹ có thể thấy mình luôn vội vã đi vào nhà vệ sinh với tần số dày đặc.
- Nhạy cảm hơn với mùi hương: Một tác dụng phụ của việc nồng độ estrogen trong cơ thể mẹ gia tăng nhanh chóng, đặc biệt là vào tuần thứ 4 của thai kỳ.
- Không muốn ăn: Tình trạng nôn diễn ra thường xuyên hơn. Bạn có thể đột nhiên cảm thấy các loại thực phẩm đã từng rất thích trở nên thật đáng sợ.
- Buồn nôn hoặc ói mửa: Ốm nghén thường không bắt đầu chỉ sau vài tuần có thai. Tuy nhiên, một số phụ nữ vẫn có thể cảm thấy buồn nôn trước đó.
- Nhiệt độ cao: Nếu mẹ vẽ biểu đồ thể hiện nhiệt độ cơ thể và nó vẫn cao trong 18 ngày liên tiếp, có lẽ mẹ đang mang thai.
- Chảy máu hoặc bị đốm máu: Một số phụ nữ sẽ bị các đốm đỏ, hồng hoặc nâu đỏ như trong thời gian kinh nguyệt. Nếu mẹ bị đau khi chảy máu, hãy đi khám vì đây có thể là dấu hiệu mang thai ngoài tử cung.
Các việc cần lưu ý khi mang thai tuần thứ 4
- Sắp xếp thời gian đi khám thai lần đầu tiên: Ghi lại ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối để bác sĩ có thể xác định ngày sinh dự kiến và viết ra danh sách các câu hỏi cần biết
- Bắt đầu duy trì thói quen sinh hoạt: lành mạnh, khoa học với các thực phẩm giàu dinh dưỡng, tránh hút thuốc và uống rượu và chú ý bổ sung vitamin trước khi sinh.
- Tránh khói thuốc: Bạn có thể không hút thuốc, nhưng nếu bạn thường xuyên tiếp xúc với những người hút thuốc, hãy cố tránh đi chỗ khác. Nghiên cứu gần đây đã phát hiện ra rằng tiếp xúc với khói thuốc lá có thể làm tăng nguy cơ sảy thai, nhẹ cân, mang thai ngoài tử cung và các biến chứng nguy hiểm khác. Trong trường hợp bạn có thói quen hút thuốc lá, thì đây sẽ là thời điểm thích hợp để bạn từ bỏ chúng.
- Tập thể dục nhẹ nhàng: Vận động sẽ giúp bạn tăng cường sức khỏe và sức chịu đựng vì số cân nặng của bạn sẽ tăng. Thể dục cũng giúp ngăn ngừa một số chứng đau nhức của thai kỳ. Trong vài tháng tới, nhiều phụ nữ thấy rằng đó là một cách giảm stress tuyệt vời. Việc này cũng có thể giúp mẹ sinh nở dễ dàng và ít đau đớn hơn
-
Bổ sung các chất béo: Thai nhi rất cần chất béo để phát triển, đặc biệt là những chất béo thiết yếu như axit béo omega-3. DHA là một trong những chất thuộc nhóm chất béo omega-3, là thành phần chính của não và võng mạc của con người. Trong tuần thứ 4, não và mắt của bé đang phát triển và rất cần 1 lượng DHA thiết yếu mỗi ngày. DHA thường có trong các loại cá có dầu như cá hồi, cá cơm, cá mòi hoặc cá hồi hoang, cũng như từ các loại quả như quả óc chó, hạt lanh và trứng.