Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Tháng Chín 2, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 40
Tháng Chín 2, 2022Sự phát triển của thai nhi 39 tuần, hoặc 37 tuần sau khi thụ thai, biểu hiện rõ ở lồng ngực của em bé ngày càng căng phồng lên. Đối với bé trai, tinh hoàn tiếp tục di chuyển xuống bìu. Thai nhi 39 tuần đạp nhiều từ giờ cho đến ngày sinh.
Thai nhi 39 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Ở tuần này, bé có cân nặng trung bình khoảng 3,3 kg tương đương một quả bí đao già, chiều dài của bé khoảng 50,8 cm.
- Bé tiếp tục tích tụ mỡ. Một lớp mỡ bao phủ khắp cơ thể thai nhi được tích tụ dày hơn nhằm giữ ấm bé sau khi chào đời, giúp đảm bảo điều chỉnh thân nhiệt thích nghi tốt với môi trường bên ngoài tử cung của mẹ.
- Dây rốn của bé dày và dài hơn, chiều dài dây rốn đã dài khoảng 50 cm và dày tới 1,3 cm. Ba mẹ nên tìm đến sự tư vấn của bác sĩ khi có nguy cơ dây rốn quấn cổ thai nhi.
- Tuần thứ 39 của thai kỳ, nhịp tim của bé lúc này đã đập nhanh hơn nhịp tim của cơ thể mẹ.
- Bộ não của bé vẫn đang tiếp tục phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc. Chỉ trong 4 tuần qua não của bé đã tăng thêm 30%. Tốc độ phát triển này sẽ tiếp tục duy trì trong 3 năm đầu đời, thể hiện qua những kỹ năng mới bé học hỏi và thực hiện được mỗi ngày.
- Da của bé cuối cùng đã chuyển từ màu hồng sang màu trắng. Đó là do một lớp mỡ dày hơn đã được tích tụ trên các mạch máu, làm cho má của bé trở nên tròn trịa và đáng yêu hơn.
- Xương sọ của bé chưa khít lại, cho phép chúng chờm lên nhau một chút để có thể chui lọt qua ống sinh.
- Cơ bắp tay và chân của em bé tuần 39 trở nên săn chắc hơn, móng chân và móng tay gần như hoàn thiện.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 39 tuần
- Ở thời điểm này, chứng ợ chua của các mẹ bầu có thể lên đỉnh điểm. Do đó, mẹ hãy hạn chế các chất kích thích như thức ăn cay và caffein và không ăn quá nhiều trong một lần.
- Đầu của bé có thể đã rơi vào vùng chậu và có khuynh hướng chèn ép vào các cơ quan nội tạng của mẹ như bàng quang, hông, và khung chậu. Điều này khiến mẹ cảm thấy khó chịu. Các triệu chứng khó chịu khác như chuột rút và khó tiêu, đây cũng có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm.
- Càng gần đến ngày sinh thì các cơn gò tử cung Braxton Hicks càng trở nên thường xuyên và mạnh mẽ hơn. Đôi khi, các cơn gò này có thể nhịp nhàng và tiếp diễn khiến cho mẹ nhầm lẫn với cơn chuyển dạ. Nhưng những cơn co thắt chuyển dạ thường mạnh hơn và kéo dài, và nó cũng kèm theo các dấu hiệu chuyển dạ khác.
- Áp lực vùng chậu gia tăng khi bé quay đầu xuống xương chậu. Mẹ sẽ có cảm giác vùng chậu nặng nề, khó chịu, cảm giác như muốn đi vệ sinh
Những dấu hiệu chuyển dạ trong những ngày cận sinh mà các bố mẹ cần lưu ý để đề phòng và chuẩn bị :
- Vỡ ối : có thể là dòng chảy lớn hoặc chỉ rò rỉ nước ối nhẹ.
- Rối loạn tiêu hóa : tiêu chảy hoặc buồn nôn có khả năng xuất hiện trước khi bắt đầu chuyển dạ.
- Mất nút nhầy : một nút nhầy niêm phong tử cung của mẹ có thể không còn nữa thông qua quá trình kiểm tra độ mở của tử cung;
- Chảy máu âm đạo : mao mạch cổ tử cung bị vỡ do sự giãn nở và tràn máu ra ngoài, khiến cho dịch tiết âm đạo có màu hồng hoặc nhuốm đỏ.
- Cơn đau “giả” : mẹ sẽ có thể nhận thấy nhiều cơn co thắt Braxton Hicks hơn khi chuẩn bị chuyển dạ, cần đến bệnh viện ngay nếu cơn gò có tần suất thường xuyên và mức độ dữ dội hơn.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 39 tuần phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu 39 tuần :
- Những tuần cuối này, chất xơ là chất dinh dưỡng chính giúp ngăn tăng nhu động ruột, ngăn ngừa táo bón. Mẹ bầu nên bổ sung các loại thực phẩm chứa nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn hàng ngày như bánh mì nguyên chất, cần tây, cà rốt, khoai lang, khoai tây, giá đỗ, súp lơ và các loại rau, trái cây tươi.
- Ngoài ra cần cung cấp các chất dinh dưỡng cho các mẹ bầu như :
- Bổ sung chất xơ: ngô, gạo lứt, trái cây, hoa atiso, đậu các loại, rau quả tươi, các loại hạt tốt, bánh mì nguyên cám,…
- Bổ sung chất sắt: cá hồi, thịt gà, thịt đỏ, nho khô, hạt bí ngô, lòng đỏ trứng, bông cải xanh, cải bó xôi,…
- Bổ sung axit folic: là loại axit giúp chống dị tật bẩm sinh ở trẻ, hỗ trợ hình thành tế bào hồng cầu và cấu trúc DNA. Mẹ bầu tháng thứ 9 nên hấp thu khoảng 600-800 mg axit folic mỗi ngày đến từ các thực phẩm như rau có màu xanh đậm, trái cây họ cam chanh, hạt hướng dương, bông cải xanh, lòng đỏ trứng, măng tây, dưa vàng, quả bơ,…
- Bổ sung canxi: cá, trứng, thịt nạc, chuối, yến mạch, hạnh nhân, các loại hạt, rau lá xanh, sản phẩm từ sữa.
Chế độ vận động :
- Tư thế squat khi chuyển dạ hiệu quả có thể mở rộng vùng xương chậu của mẹ, cho phép em bé dễ ra ngoài hơn. Ngoài ra, các mẹ cũng có thể đi bộ chậm và đi bộ ngắn hoặc tập bơi. Hoặc cũng có thể tập yoga trước khi sinh theo hướng dẫn của bác sĩ. Các hoạt động nhẹ nhàng sẽ giúp giữ cho tâm trí của mẹ thư giãn và tránh khỏi tâm lý bồn chồn chờ đợi.