Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Tháng Chín 1, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 38
Tháng Chín 2, 2022Thông thường một thai kỳ kéo dài khoảng 40 tuần, song nhiều trường hợp mẹ bầu sinh sớm hơn một vài tuần nên sự chuẩn bị sớm là rất quan trọng. Thai 37 tuần tuổi đã phát triển khá hoàn thiện các cơ quan nên có thể sinh bất cứ khi nào. Vậy mẹ mang thai thời điểm này nên lưu ý những gì, theo dõi chuyển động thai ra sao?
Thai nhi 37 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Thai nhi bước vào tuần thai thứ 37 có kích thước dài khoảng 48,5 cm và bé có cân nặng 2,85 kg tương đương một quả đu đủ lớn.
- Những chỉ số khác của thai nhi trong tuần thứ 37 của thai kỳ :
Đường kính lưỡng đỉnh (BFF): 85-97 mm, trung bình 91mm.
Chiều dài xương đùi (FL): 66- 80mm, trung bình 71mm.
Chu vi bụng (AB): 292-374mm, trung bình 331mm.
Chu vi đầu (HC): 316-355mm, trung bình 335mm.
Cân nặng ước tính (EFW): 2587-3647g, trung bình 3117.
- Đầu của bé lúc này đã rất to, có chu vi tương đương với vòng ngực khi bé ra đời. Bé khá mũm mĩm với các ngấn thịt ở khuỷu tay, cổ tay, đầu gối, cũng như những vết hằn nhỏ tại vùng cổ hoặc đôi vai.
- Não của bé vẫn tiếp tục phát triển kết nối các dây thần kinh và việc này vẫn tiếp tục trong suốt những năm tháng đầu đời của bé. Khi bé vẫn còn trong bụng mẹ, hãy thử đọc truyện, bật nhạc và hát cho bé nghe.
- Bé tiếp tục lột bỏ lớp lông tơ và lớp sáp khỏi da.
- Hệ thống miễn dịch của em bé cũng đang phát triển và sẽ tiếp tục hoàn thiện cho đến sau khi bé được sinh ra.
- Phổi của thai nhi dù đã phát triển nhưng vẫn chưa hoàn chỉnh và còn cần thêm thời gian. Cụ thể là trong hai tuần tới, phổi và não của bé mới hoàn toàn trưởng thành. Do đó mặc dù đã sắp đến ngày sinh nhưng các bác sĩ sẽ không nhận định là bé đủ tháng cho đến tuần thứ 39 của thai kỳ.
- Các ngón tay bé đã biết phối hợp nhịp nhàng hơn. Bé học cách nắm, giữ những thứ như dây rốn và bàn tay của bé.
- Sự phát triển thai nhi tuần 37 được đánh dấu bằng tình trạng thai nhi quay đầu. Đầu của bé có thể bắt đầu di chuyển vào vùng xương chậu của mẹ và gây ra hiện tượng sa bụng.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 37
- Những cơn co thắt Braxton Hicks sẽ có thể xuất hiện thường xuyên và kéo dài hơn, khiến mẹ gặp nhiều khó chịu.
- Mẹ có thể cảm thấy khô mắt như kiểu có cát trong mắt vậy. Đó là bởi vì có một lượng nước lớn tuần hoàn trong cơ thể mẹ, dẫn đến hình dạng của tròng mắt thay đổi. Bình thường nước mắt vẫn làm trơn bề mặt ngoài của mắt nhưng bây giờ nước mắt không thể chảy theo đường bình thường, thay vào đó lại chảy xuống cổ.
- Chuột rút ở chân là hiện tượng thường gặp trong tam cá nguyệt thứ ba khi các mạch máu xung quanh chân bị nén do tăng cân. Đôi khi, một chế độ ăn uống thiếu canxi và magie cũng gây ra chứng chuột rút.
- Sự thay đổi của mẹ bầu ở thai 37 tuần tuổi có thể dễ dàng nhận thấy với một số vết sọc mới trên bụng, hông, đùi, cánh tay. Nguyên nhân do làn da bị căng quá mức khi mẹ đang tăng cân nhanh.
- Trong giai đoạn cuối cua quá trình mang thai các mẹ bầu thương dễ bị mất ngủ. Các hoạt động như yoga và thiền hoặc tập thể dục nhẹ nhàng có thể giúp ích cho mẹ trong giai đoạn này.
- Do lượng hormone progesterone trong cơ thể của mẹ gia tăng nên sẽ dễ cảm thấy đầy hơi. Hãy thử giảm tình trạng khó chịu này bằng cách chia làm nhiều bữa ăn nhỏ trong ngày và uống nhiều nước nhé
Lời khuyên của bác sĩ để thai 37 tuần phát triển tốt
- Để tránh tình trạng bị ợ hơi. Mẹ hãy ăn một cách chậm rãi. Ngoài ra, mẹ hãy cố gắng ăn nhiều trái cây và rau quả nhiều màu sắc. Vì chúng chứa chất phytochemical, một chất dinh dưỡng quan trọng để chuẩn bị quá trình sinh con. Mẹ cũng cần tiếp tục bổ sung omega-3 và choline.
- Dù cơ thể mẹ lúc này đã khá nặng nề, nhưng đừng quên tiếp tục bổ sung thêm chất lỏng vào người. Các chuyên gia khuyên mẹ nên uống đủ 8 ly nước mỗi ngày sẽ giúp giảm bớt được tình trạng phù nề.
- Mẹ có thể tham khảo cách tập luyện với bóng hoặc mát xa tầng sinh môn trong những ngày cận sinh. Những động tác này có tác dụng tăng cường sức mạnh của cơ bụng, cũng như mang lại sự thư giãn và nhẹ nhàng trong quá trình chuyển dạ sắp tới.
Khám thai ở tuần thứ 37 của thai kỳ các mẹ bầu cần :
- Xét nghiệm dung tích hồng cầu : Nhằm xác định xem mẹ có bị thiếu máu hay trong máu có thiếu tiểu cầu, hemoglobin hay không.
- Xét nghiệm tiểu đường thai kỳ : để xác định lượng đường trong máu có đang trong ở mức cho phép hay không.
- Xét nghiệm kháng thể Rh (nếu trước đó chưa làm) : được thực hiện cùng lúc với xét nghiệm đường huyết nhằm xác định cơ thể mẹ mang kháng thể Rh nào, điều này cũng giúp ngăn ngừa tình trạng nếu không may máu của bé lẫn vào máu của mẹ và gây nguy hiểm cho sự phát triển của thai nhi.
- Xét nghiệm các bệnh lây qua đường tình dục như giang mai, lậu, HIV : Bác sĩ sẽ tiến hành lấy mẫu dịch ở cổ tử cung hoặc xét nghiệm máu để cho kết quả chính xác nhất.
- Xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B: Nếu xét nghiệm dương tính với vi khuẩn, bác sĩ sẽ cho mẹ dùng kháng sinh để tránh việc em bé bị nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B, từ đó sẽ phòng tránh được những bệnh lý như viêm màng não, nhiễm trùng huyết, viêm phổi, thậm chí là tử vong,...