Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Tháng Tám 28, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 36
Tháng Chín 1, 2022Trong tuần thứ 35 của thai kỳ (tam cá nguyệt thứ 3), cơ thể của thai nhi có nhiều thay đổi. Lúc này, cân nặng và chiều dài tiếp tục phát triển, làn da trở nên hồng hào và mịn hơn, bé cũng dịch chuyển sâu hơn xuống khung chậu để chuẩn bị cho kỳ sinh nở, cơ quan nội tạng phát triển hoàn thiện, đặc biệt trí não phát triển nhanh chóng trong tuần mang thai này.
Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Ở tuần thứ 35 của thai kỳ, kích thước của bé lúc này dài hơn 46,2 cm. Bé đã nặng khoảng 2,4 kg tương đương một quả bí nghệ.
- Một số chỉ số cơ bản khác của thai nhi :
Đường kính lưỡng đỉnh thai 35 tuần (BPD): 81 – 93 mm, trung bình 87mm.
Chiều dài xương đùi (FL): 62 – 74mm, trung bình 67mm.
Chu vi vòng bụng (AC): 279 – 350mm, trung bình 315mm.
Chu vi vòng đầu (HC): 304 – 341mm, trung bình 322mm.
Cân nặng ước tính (EFW): 2154 – 3086g, trung bình 2595g.
- Em bé cũng đang ở vị trí ổn định và di chuyển dần thấp hơn trong khung xương chậu của mẹ để chuẩn bị được sinh ra. Sự di chuyển này sẽ làm cho việc hô hấp của mẹ trở nên dễ dàng hơn, nhưng bàng quang sẽ bị chèn ép nhiều hơn do áp lực dồn về phía dưới tăng lên.
- Thận của bé đã phát triển đầy đủ và gan có thể xử lý một số chất thải. Hầu hết sự phát triển cơ bản về thể chất của bé đã hoàn thiện.
- Vào lúc thai 35 tuần, một thứ khác đang phát triển với tốc độ đáng kinh ngạc là trí não của bé. May mắn thay, phần bao quanh bộ não tuyệt vời đó hộp sọ vẫn còn mềm. Lý do là hộp sọ mềm sẽ cho phép bé chui qua ống sinh dễ dàng hơn.
- Thai nhi 35 tuần có xu hướng phát triển cân nặng là chủ yếu, lượng dịch ối sẽ giảm đi đáng kể. Do đã được ngâm trong nước ối đó gần 9 tháng, lớp lông tơ bao phủ cơ thể giờ có thể tụt vào bên trong, phần lớn sẽ chui vào ruột bé và được thải ra ngoài qua lần đại tiện đầu tiên sau khi bé chào đời, cùng với các chất cặn bã được đào thải từ gan và thận. Lớp màng mỡ Vernix Caseosa màu trắng bọc quanh da bé giờ đây cũng sẽ rút vào trong.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 35 tuần
- Ở giai đoạn thai nhi 35 tuần, mẹ sẽ cảm thấy lưng bị đau, xương chậu kêu răng rắc, bàng quang không chứa nổi vài mililit làm mẹ đi tiểu ngày càng nhiều, đôi lúc mẹ còn thấy như bị điện giật vùng bàng quang.
- Braxton Hicks, các cơn co chuyển dạ giả, mẹ sẽ nhận thấy những cơn co thắt xảy ra thường xuyên hơn, kéo dài và khó chịu hơn. Đôi khi, các cơn co Braxton Hicks có cường độ và nhịp độ khó phân biệt với các dấu hiệu của chuyển dạ sớm.
- Mẹ sẽ thỉnh thoảng bị đau đầu, đầu mẹ đập thình thịch. Mẹ hãy đi ra ngoài để hít thở không khí hoặc mở cửa sổ. Và hỏi bác sĩ loại thuốc giảm đau nào là an toàn khi mang thai.
- Đến thời điểm mang thai tuần thứ 35, dịch âm hộ có thể ra nhiều hơn bình thường, để thấy thoải mái hơn mẹ có thể dùng băng vệ sinh hàng ngày, đây là hiện tượng sinh lí bình thường.
- Chảy máu chân răng có thể là biểu hiện của nhiều tình trạng bệnh lý răng miệng như: viêm nha chu, viêm nướu,…Để tăng cường sức mạnh của nướu mẹ hãy bổ sung nhiều vitamin C.
- Mặt khác, mẹ có thể bị ợ nóng ít hơn và dễ thở hơn khi bé bắt đầu lọt xuống vùng chậu. Quá trình này gọi là tụt bụng thường diễn ra vài tuần trước khi mẹ chuyển dạ nếu đây là bé đầu lòng.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 35 tuần phát triển tốt
Chế độ ăn uống :
- Ăn nhiều loại thực phẩm lành mạnh như trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, thực phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc
- Uống đầy đủ nước theo khuyến nghị của bác sĩ. Mẹ hỏi bác sĩ nên uống bao nhiêu chất lỏng mỗi ngày và loại chất lỏng nào là tốt nhất cho mẹ.
- Hạn chế caffein dưới 200 miligam mỗi ngày.
- Hạn chế ăn cá. Chọn cá chứa ít thủy ngân như cá ngừ đóng hộp, tôm, cá hồi, cá tuyết hoặc cá rô phi. Không ăn các loại cá chứa nhiều thủy ngân như cá kiếm, cá ngói, cá thu và cá mập.
- Uống vitamin trước khi sinh theo chỉ dẫn. Tiếp tục duy trì việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin như từ đầu thai kì, đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic và DHA.
Chế độ vận động :
- Bé được sinh ra từ những phụ nữ chăm tập thể dục trong thời gian mang thai có xu hướng ngủ qua đêm sớm hơn, ít bị đau bụng và có khả năng làm dịu bản thân tốt hơn. Các nhà khoa học cho rằng những đứa trẻ này được mẹ kích thích thông qua những thay đổi về nhịp tim và nồng độ oxy, cũng như âm thanh và rung động mà chúng trải qua trong bụng mẹ khi tập luyện.
Ngăn ngừa chứng mất ngủ của mẹ bầu :
- Trước khi đi ngủ, hãy cố gắng thư giãn bằng cách đọc sách, tắm nước ấm và thử các bài tập thiền hoặc thư giãn. Nếu mẹ không thể ngủ sau 20 đến 30 phút; hãy ra khỏi giường và tìm một công việc nhỏ để làm như đan, thêu, sắp xếp quần áo… Sau đó mẹ cố gắng đi ngủ lần nữa.