Sự phát triển của thai nhi tuần 33
Tháng Tám 28, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 35
Tháng Chín 1, 2022Thai nhi 34 tuần tuổi là giai đoạn mẹ bầu sắp bước vào ngày lâm bồn. Chính vì thế, mẹ cần chú ý trong mọi hoạt động để không ảnh hưởng đến em bé. Ở giai đoạn này, thai nhi đang phát triển rất nhanh để sẵn sàng chào đời. Có lẽ nhiều mẹ tò mò muốn biết thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào, thai 34 tuần nặng bao nhiêu, thai nhi tuần 34 sinh được chưa...
Thai nhi 34 tuần phát triển như thế nào ?
- Vào tuần thứ 34 trong quá trình phát triển thai kỳ, bé đã dài hơn 45 cm được tính từ đỉnh đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 2,13 kg tương đương một bó cần tây.
- Lớp phủ sáp trắng bảo vệ da bé khỏi nước ối và cung cấp chất nhầy giúp bôi trơn để sinh nở đang dày lên, chuẩn bị cho quá trình chào đời. Móng tay của em bé cuối cùng cũng đã chạm đến đầu ngón tay.
- Tại thời điểm thai nhi 34 tuần, thai nhi trai hoặc gái cũng đã sản sinh nhiều hormone giới tính. Sự hiện diện của các hormone này có thể khiến một số trường hợp bé trai sinh ra có bộ phận sinh dục lớn hoặc sưng hơn các bé khác hoặc bìu có màu sẫm trong vài tuần đầu.
- Hệ tiêu hóa đã được hoàn thiện cho phép bé sẵn sàng hấp thụ sữa mẹ khi được sinh ra. Hầu hết các cơ quan chính khác như hệ hô hấp và thần kinh gần như đã có thể tự hoạt động.
- Hệ thần kinh trung ương đang trong quá trình hoàn thiện. Trẻ chào đời trong các tuần thứ 34 đến 37 không gặp rắc rối nào về sức khỏe khác thường cho thấy các cơ quan này đã hoàn thiện sớm. Bé hình thành một số phản xạ sơ sinh trong khoảng thời gian này.
- Hệ thống miễn dịch đang phát triển để cung cấp cho bé một số sự bảo vệ chống lại nhiễm trùng khi bé tiếp xúc với môi trường bên ngoài. Xương cũng ngày càng cứng hơn. Tuy nhiên, xương trong hộp sọ sẽ vẫn mềm cho đến sau khi bé chào đời.
- Mắt của thai nhi đã phát triển ở mức con ngươi có thể giãn ra và có những phản ứng ban đầu với ánh sáng.
- Ở tuần 34 này, em bé sẽ dịch chuyển vào tư thế sẵn sàng để chui ra. Không còn đủ không gian trong tử cung để xoay trở nhiều, và cử động của em bé bị hạn chế. Nếu đến giờ mà em bé vẫn chưa chịu nằm chúc đầu xuống, thì bạn cần phải hỏi ý kiến bác sỹ hoặc hộ sinh của bạn.
Những thay đổi mới của mẹ ở tuần thứ 34 của thai kỳ
- Tử cung phồng lên chèn ép các cơ quan nội tạng khác nhất là bàng quang và dạ dày, ruột non, đó là lý do mẹ phải đi tiểu thường xuyên hơn, có thể phải đối mặt với chứng ợ nóng và các vấn đề về đường tiêu hóa.
- Khi mang thai tiến triển về sau, mẹ bầu có thể thấy dịch âm đạo tăng tiết. Đó là do hormone thai kỳ gây ra, chúng làm tăng lưu lượng máu đến vùng xương chậu và kích thích màng nhầy.
- Ở tuần này, các mẹ có thể gặp tình trạng mắt bị mờ tạm thời, các bạn có thể không nhìn thấy bình thường như trước đây. Ngoài ra, mắt cũng có thể bị khô, khó chịu. Sự thay đổi này cũng là do thay đổi hormone trong thai kỳ gây ra.
- Khi bào thai trở nên to hơn, các mô cơ thể sẽ tích tụ và giữ lại chất lỏng, thai phụ có thể bị sưng ở mắt cá chân, bàn chân và ngón tay.
- Khi mang thai, tóc sẽ mọc nhanh hơn và bóng hơn, nhưng không chỉ ở da đầu, nó còn có thể mọc ở những nơi khác như má, cằm và lưng.
- Khi ngày sinh đến gần, bầu vú có thể bị rò rỉ sữa non, dòng sữa màu vàng sẽ là thức uống đầu tiên của bé. Nó có thể rò rỉ hơn một vài giọt, nhưng nếu cảm thấy không thoải mái, thai phụ có thể dùng miếng đệm điều dưỡng.
- Do thai nhi đang lớn rất nhanh nên các mẹ sẽ gặp các tình trạng thiếu hụt canxi từ đó gây ra chuột rút ở các mẹ bầu gây khó chịu, mệt mỏi. Khi bị chuột rút, bạn hãy chườm lạnh hoặc massage nhẹ vùng chân đang đau để khắc phục tình trạng này.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 34 tuần phát triển tốt
- Đánh răng đầy đủ : viêm lợi có thể là nguyên nhân gây ra sinh non. Đánh răng ít nhất hai lần một ngày, dùng chỉ nha khoa, và khám răng thường xuyên là rất quan trọng. Vi khuẩn gây sâu răng sẽ phát triển rất nhanh, nếu không cẩn thận mẹ còn có thể khiến chúng lây nhiễm sang bé yêu trong bụng.
- Nghỉ trưa : ngủ trưa rất quan trọng, nó giúp bạn giảm mệt mỏi và buồn ngủ. Tuy nhiên ngủ quá nhiều có thể làm mẹ sẽ mất ngủ về đêm, vì vậy không nên nghỉ trưa quá 1h.
- Chế độ dinh dưỡng lành mạnh : mẹ bầu vẫn nên duy trì chế độ dinh dưỡng lành mạnh trước đó. Nếu thèm ăn vặt, hãy chọn những món giàu chất xơ, canxi, sắt, đạm, vitamin B, C.
- Tăng cường sức khỏe : đi bộ nhanh, lớp yoga, bơi hoặc chạy bộ sẽ làm tăng lưu lượng máu và tăng cường endorphin. Hoạt động thể chất cũng giúp phụ nữ mang thai ngủ ngon hơn, điều này cũng sẽ giúp chống lại sự mệt mỏi vào ban ngày.
- Bảo vệ đôi mắt : đến tuần thứ 34, mắt của mẹ bầu có thể cảm thấy khô và nhạy cảm hơn bình thường, vì vậy hãy luôn mang theo kính râm và thuốc nhỏ mắt tiện dụng bên người.
- Đặc biệt, mẹ cũng cần phải lên kế hoạch đến bệnh viện trong trường hợp khẩn cấp. Ghi lại tên người liên lạc trong trường hợp khẩn cấp và đảm bảo rằng bạn có số điện thoại của họ.