Sự phát triển của thai nhi tuần 32
Tháng Tám 28, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 34
Tháng Tám 28, 2022Tuần thứ 33 của quá trình mang thai, bé nặng khoảng 1,9kg và dài 43,7cm. Hệ thần kinh trung ương và phổi của bé đang trưởng thành. Mẹ có thể bị sẩn ngứa, mề đay hay nốt sần thai kỳ (PUPPP). Giờ là lúc mẹ cần vận động chậm và dành sức cho ngày chuyển dạ.
Sự phát triển của thai nhi 33 tuần tuổi như thế nào ?
- Ở tuần thai thứ 33, bé đã có cân nặng khoảng 2 đến 2,3 kg, to gần bằng một quả bí đao và chiều dài tính từ đỉnh đầu đến gót chân gần 42cm.
- Một số chỉ số khác của thai nhi tuần thứ 33 như :
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD) : 78 – 88mm, trung bình là 83mm.
Chiều dài xương đùi của thai (FL) : 60 – 66mm, trung bình là 63mm.
Chu vi bụng của bé (AC) : 269 – 308mm, trung bình là 288mm.
Chu vi đầu của thai nhi (HC ): 289 – 318mm, trung bình là 303mm.
Cân nặng thai nhi ước tính (EFW) : 1807g – 2419g, trung bình là 2103g
- Tuần thứ 33 của thai kỳ, lúc này lớp mỡ của bé đang đầy lên giúp bé tròn trĩnh hơn. Lớp mỡ này có tác dụng giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi được sinh ra. Da của bé cũng mịn hơn.
- Bây giờ bé sẽ phản ứng như bị đứa bé sơ sinh, nhạy cảm với ánh sáng xuyên qua thành bụng ngày càng mỏng hơn của mẹ, đôi mắt buồn ngủ khi trời tối và lóe sáng khi trời sáng.
- Trong tuần này, xương ở bé tiếp tục phát triển cứng cáp hơn. Tuy nhiên, hộp sọ vẫn mềm mại và linh hoạt vì lúc này não bé cần được nén nhẹ để chuẩn bị sẵn sàng được sinh ra ngoài. Vẫn sẽ có những điểm mềm trong hộp sọ của em bé trong vài năm đầu tiên sau sinh để cho phép bộ não tiếp tục phát triển.
- Bé đã có hệ thống miễn dịch của riêng mình. Các kháng thể đang được truyền từ mẹ sang thai nhi khi hệ thống miễn dịch đang phát triển và hệ thống miễn dịch này sẽ giúp cho trẻ vừa lọt lòng có thể chống lại một số loại vi trùng.
- Gan bắt đầu lưu trữ sắt. Phổi cũng gần như được phát triển hoàn toàn, nó đã có thể sản xuất ra các chất hoạt động bề mặt có tác dụng mở rộng bề mặt và làm đầy khí trong phổi.
Sự thay đổi cơ thể mẹ mang thai 33 tuần
- Hormone trong thai kỳ có thể làm móng mọc nhanh hơn nhưng cũng có thể khiến chúng trở nên giòn hơn. Nếu móng tay bị giòn, các mẹ hãy thử bổ sung nhiều biotin trong chế độ ăn uống nhé.
- Cái bụng đang phát triển to lên có thể làm ảnh hưởng đến phổi của các mẹ bầu. Nó khó chịu với mẹ hơn là bé. Cách tốt nhất để cải thiện là giữ tư thế thẳng để làm tăng khả năng cung cấp oxy cho phổi.
- Đến thời điểm thai 33 tuần, mẹ sẽ lại cảm thấy mệt mỏi, dù không đến nỗi khổ sở như trong giai đoạn đầu thai kỳ. Nhưng sự mệt mỏi này hoàn toàn dễ hiểu với những căng thẳng mà cơ thể mẹ đang phải chịu đựng, cùng những đêm không ngủ được do thức dậy đi tiểu thường xuyên và lật trở người để được thoải mái.
- Khi thai nhi 33 tuần tuổi, cơ thể mẹ bầu đối diện với sự thay đổi nội tiết tố, đi tiểu lúc nửa đêm, bị “chuột rút” ở chân, ợ nóng và bụng to như quả bóng rổ…
- Mẹ mang thai 33 tuần dễ có chứng hay quên. Nguyên nhân là do sự tăng lượng hormone trong cơ thể làm giảm hoạt động của một số nơron thần kinh hoặc cũng có thể mẹ có nhiều vấn đề lo nghĩ nên làm giảm tập trung những việc khác, đôi khi hay quên là vì mẹ mệt mỏi, ngủ không đủ giấc.
- Tử cung của mẹ bắt đầu chuẩn bị cho việc sinh nở với các cơn co thắt Braxton Hicks, đôi khi được gọi là các cơn co thắt tử cung luyện tập cho việc mẹ sinh nở. Mẹ có thể cảm nhận những cơn co thắt này giống như cảm giác siết chặt bụng trong 20 đến 30 giây. Trong trường hợp các cơn co thắt gây đau đớn quá sức chịu đựng, mẹ nên đến bệnh viện để được kiểm tra.
Lời khuyên của bác sĩ thai nhi 33 tuần phát triển tốt
Chế dinh dưỡng của mẹ bầu tuần thứ 33 :
- Ăn thực phẩm giàu axit béo omega 3 : chế độ ăn uống chứa nhiều axit béo omega-3 (DHA) được tìm thấy chủ yếu trong dầu cá có lợi thế cho sự phát triển sớm của bé. DHA rất quan trọng đối với sự phát triển trí não, thị lực,… Ngoài ra, DHA cũng có thể giúp ngăn ngừa chuyển dạ sinh non và bảo vệ chống trầm cảm sau sinh.
- Mẹ mang thai 33 tuần nên bổ sung thức ăn chứa DHA trong bữa chính khoảng 2 lần/tuần, cụ thể như nhiều loại cá và động vật có vỏ nấu chín, ít thủy ngân, như tôm, cá lóc, cá hồi, cá da trơn…, không nên ăn cá kiếm, cá mập và cá ngừ có thể chứa độc tố không an toàn cho thai kỳ.
- Ăn thực phẩm giàu canxi : các mẹ bầu có thể bổ sung canxi bằng nhiều cách ngoài việc uống sữa. Mẹ có thể trộn sữa vào sinh tố hoặc mẹ cũng có thể thay thế sữa bằng sữa chua hoặc phô mai. Hãy nhớ rằng bỏ qua sữa có nghĩa là không chỉ thiếu canxi mà còn vitamin D. Sữa chua và phô mai không chứa nhiều vitamin D. Tuy nhiên, mẹ có thể bổ sung vitamin D bằng ánh sáng mặt trời.
Chế độ vận động cho mẹ bầu :
- Tập thể dục giúp cho cơ thể mẹ bầu trở nên dẻo dai, làm tăng trương lực cơ. Tuy nhiên, mẹ bầu mang thai tuần 33 nên tập các bài thể dục nhẹ, vừa phải. Hoặc các mẹ bầu có thể tham gia các lớp học yoga để giúp có một cơ thể rắn chắc, dẻo dai và một tinh thần khỏe mạnh.