Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Tháng Tám 28, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 33
Tháng Tám 28, 2022Ở tuần thứ 32 (tháng thứ 8) của thai kỳ, thai nhi đang trong quá trình phát triển toàn diện. Trong giai đoạn này, trẻ đã có sự phát triển về thị giác; hình thành các cơ quan mới như móng tay, móng chân, tóc; và tăng nhanh về trọng lượng cơ thể.
Thai 32 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Kích thước chiều của bé yêu tuần này tính từ đầu đến gót chân khoảng 42,4 cm, cân nặng của bé là 1,72 kg tương đương một quả măng tây.
- Móng chân và móng tay của bé đã mọc lên và cùng với đó tóc thật, bố và mẹ có thể nhìn thấy được qua siêu âm.
- Lúc này bé đã thực hiện các hoạt động nhắm mở mắt, nheo mắt, nhấp nháy và luyện tập điều tiết mắt. Khi có ánh sáng mạnh xuyên qua bụng mẹ, bé đã có thể tự tránh đi, nhắm mắt lại, đồng tử điều tiết để hạn chế ánh sáng chiếu vào mắt.
- Trong khoảng thời gian từ tuần 32 đến 38, thai nhi sẽ phát triển ngày càng lớn, tỉ lệ phần thân so với đầu tăng lên, thai nhi sẽ có xu hướng quang đầu xuống dưới, mông quay lên trên về phía đáy tử cung nơi có không gian rộng rãi hơn.
- Sau 32 tuần, bé đã có biểu hiện giật mình hoặc phản xạ Moro. Một tiếng động lớn hoặc một cử động có thể khiến bé giật mình thì bé sẽ đột ngột hất tay và chân ra khỏi cơ thể sau đó sẽ co lại. Phản xạ này sẽ biến mất sau vài tháng sau khi sinh.
- Phổi bé vẫn tiếp tục trưởng thành, việc tập thở lúc này sẽ góp phần giúp phổi khỏe mạnh hơn, đồng thời chuẩn bị cho trẻ có thể hít thở không khí khi ra ngoài.
- Cơ thể bé bắt đầu tích trữ canxi và sắt để hỗ trợ cho sự phát triển của khung xương. Các mẹ có thể bổ sung dinh dưỡng cần thiết từ thức ăn hàng ngày, các loại thực phẩm giàu canxi như sữa và các sản phẩm từ sữa.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 32 tuần
- Tử cung của mẹ đã được đẩy lên vị trí cao nhất, khoảng 12cm bên trên rốn và mẹ sẽ có thể gặp khó khăn khi thở. Vấn đề về hô hấp này xảy ra một cách tự nhiên khi tử cung đang phát triển gây áp lực lên cơ hoành và khiến mẹ bầu cảm thấy khó thở hay ợ nóng, ợ chua, khó tiêu giống như ở các tuần trước.
- Số lần đi tiểu của mẹ bầu cũng bắt đầu tăng lên . Đó là bởi vì thận đang làm việc nhiều hơn để tăng cung cấp máu và hỗ trợ cho sự thay đổi hoóc môn cũng như sự tăng trưởng của thai nhi.
- Chất lỏng màu trắng sữa có xu hướng chảy ra từ âm đạo. Đó là vì estrogen và progesterone, hai hormone nữ làm gia tăng cung cấp máu cho vùng âm đạo.
- Chân của các mẹ có thể sẽ có dấu hiệu bị giãn tĩnh mạch vào tầm thời gian này. Hãy ngồi bất cứ khi nào có thể, và gác chân cùng bàn chân lên cao.
- Mẹ lúc nào cũng thấy nóng, thân nhiệt của bạn vẫn cao hơn ít nhất là vài độ. Nếu đặt tay ngay sát gần da bụng mình mẹ sẽ cảm thấy hơi nóng sực tỏa ra từ cơ thể mình.
- Mẹ có thể cảm thấy đau và tê cứng ở các ngón tay, cổ tay và bàn tay. Như nhiều mô khác trong cơ thể, những mô ở cổ tay mẹ có khả năng giữ nước, làm tăng áp lực lên ống xương cổ tay. Những dây thần kinh chạy qua đường ống này có thể bị bó chặt, gây nên cảm giác tê cứng, ngứa ran, đau nhói hay đau âm ỉ.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 32 tuần phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu 32 tuần :
- Bổ sung thực phẩm giàu sắt : mẹ bầu cần bổ sung thực phẩm giàu chất sắt như chân vịt, bông cải xanh, thịt đỏ, các loại đậu, rau muống, gan lợn…. Chất sắt rất quan trọng trong giai đoạn này giúp tăng lượng máu lên khoảng 50%. Mẹ bầu cũng đừng quên việc bổ sung viên sắt, acid folic và canxi nhé.
- Bổ sung vitamin tổng hợp : mẹ có thể bổ sung thêm vitamin tổng hợp nếu chế độ ăn không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng. Tuy nhiên, mẹ nên tham khảo lời khuyên từ bác sĩ trước khi sử dụng nhé.
- Bổ sung canxi : vì đây là giai đoạn móng, răng, tóc và xương của thai nhi đã hình thành nhưng vẫn còn mỏng manh. Vì vậy, mẹ cũng cần bổ sung đủ canxi mỗi ngày với các thực phẩm như sữa, sữa chua, phô mai, rau lá xanh và ngũ cốc.
- Uống đủ nước: Uống đủ nước mỗi ngày cũng là điều mẹ nên nhớ để các hoạt động trao đổi chất diễn ra thuận lợi. Đồng thời, tập thể dục với cường độ phù hợp sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả mẹ và sự phát triển của bé.