Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Tháng Tám 24, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 32
Tháng Tám 28, 2022Tuần thứ ba mươi mốt, hành trình mang thai gian nan chỉ còn khoảng chín tuần trước khi kết thúc. Mẹ đang phải trải qua những điều khó chịu khi tử cung phát triển và gây sức ép lên các cơ quan khác. Bé đang tăng cân và bộ não của phát triển khá nhanh để bắt kịp với cuộc sống sau khi bé chào đời.
Thai 31 tuần phát triển như thế nào ?
- Thai nhi tuần này nặng khoảng 1,5 kg tương đương quả bí ngòi, kích thước tính từ đầu đến gót chân của bé dài khoảng 41,14 cm.
- Những chỉ số khác của thai nhi vào tuần này :
Đường kính lưỡng đỉnh (BPD): 72 – 84 mm, trung bình 78 mm.
Chiều dài xương đùi (FL): 55 – 65 mm, trung bình 59 mm.
Chu vi vòng bụng (AC): 245 – 311 mm, trung bình 278 mm.
Chu vi vòng đầu (HC): 276 – 310 mm, trung bình 293 mm.
Cân nặng ước tính (EDW): 1453 – 2049 gam, trung bình 1751g.
- Bộ nào của thai nhi 31 tuần tuổi đang phát triển nhanh hơn bao giờ hết. Và do bộ não phát triển, nên giờ đây kết nối giữa các tế bào thần kinh riêng lẻ được thực hiện với tốc độ siêu nhanh. Bé đang xử lý thông tin, theo dõi ánh sáng và nhận biết tín hiệu từ cả năm giác quan.
- Phổi của thai nhi tiếp tục phát triển, thai nhi vẫn đang thực hiện các kỹ năng thở. Cử động thở tăng từ 10 đến 20% sau 28 tuần và sẽ lên 30 đến 40% sau 30 tuần.
- Trong giai đoạn này bé sẽ tập biểu hiện gương mặt (méo mó, ngớ ngẩn hoặc hài hước), nấc, nuốt, thở, đạp bằng tay và chân dọc theo thành tử cung và thậm chí mút ngón tay cái.
- Lớp lông nhung bao phủ cơ thể thai nhi trước đây tiếp tục rụng dần đi, cũng như các nếp nhăn cũng mờ dần cho vẻ ngoài mượt mà hơn.
- Tay và chân của thai nhi đang phát triển và tương đối cân bằng với phần còn lại của cơ thể. Móng chân và móng tay cũng được phát triển và đôi khi trẻ sơ sinh có thể cào và làm xước tử cung.
- Bên cạnh tay và chân, các cơ quan khác cũng phát triển, đặc biệt là bàng quang. Bé của bạn xả khoảng 2 ly nước tiểu vào nước ối mỗi ngày.
- Bé đã đủ tuổi để hình thành nên giấc ngủ. Khi hoạt động, bé đá xung quanh, và khi đang ngủ, bé sẽ im lặng.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ ở tuần thai thứ 31
- Trong giai đoạn sau của thai kì mẹ cũng rất dễ bị ợ chua. Nguyên nhân là do áp lực của tử cung đẩy dạ dày lên thực quản. Ngoài ra, hoocmon Progesterone cũng làm giảm nhu động của ống tiêu hoá trên, làm giảm khả năng hoạt động của cơ hoành.
- Mẹ sẽ bắt đầu cảm thấy những cơn co thắt thường xuyên các cơ tử cung trong tuần này. Cơn co thắt Braxton Hicks thường không đều đặn và đây là cơn gò sinh lí, có thể xuất hiện một lúc rồi biến mất.
- Khi thai lớn dần, mẹ có thể bị đau thắt lưng, nhớ báo ngay cho bác sĩ, đặc biệt nếu trước đây mẹ chưa từng bị đau thắt lưng, vì đó có thể là một dấu hiệu của sinh non. Ngoài ra nguyên nhân của những cơn đau thắt lưng cũng do tử cung đang lớn lên và những thay đổi hormone trong cơ thể của mẹ.
- Sự căng thẳng khi mang thai cùng với việc thiếu ngủ có thể khiến cảm thấy kiệt sức liên tục. Não làm việc chậm và dễ dàng quên đi mọi thứ. Hãy nhờ bạn bè và gia đình giúp đỡ xử lý mọi việc.
- Hormone thai kỳ và bụng bầu phát triển làm tăng lưu lượng máu lưu thông tĩnh mạch, có thể dẫn tới tình trạng suy, giãn tĩnh mạch. Mẹ hãy đi bộ thường xuyên để duy trì tuần hoàn máu tốt.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 31 tuần phát triển tốt
- Mẹ cần ăn nhiều các loại thực phẩm lành mạnh như : trái cây, rau, bánh mì nguyên hạt, thực phẩm từ sữa ít béo, đậu, thịt nạc và cá. Ngoài ra, mẹ có thể chia bữa ăn nhỏ trong ngày, điều này giúp kiểm soát chứng ợ nóng bằng cách ăn 4 hoặc 5 bữa ăn nhỏ mỗi ngày thay vì các bữa ăn lớn. Tránh thức ăn cay. Tiếp tục duy trì việc bổ sung các chất dinh dưỡng, vitamin như từ đầu thai kì, đảm bảo cung cấp đủ sắt, canxi, acid folic và DHA.
- Mẹ cũng nên thực hiện một số động tác kéo giãn đơn giản, tập một số bài tập nhẹ nhàng như đi bộ ngắn hoặc yoga. Yoga rất tốt trong việc giúp mẹ giảm đau lưng và chân.