Sự phát triển của thai nhi tuần 29
Tháng Tám 24, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 31
Tháng Tám 28, 2022Khi thai nhi 30 tuần tuổi, chỉ còn hơn 2 tháng nữa là đến ngày dự sinh của bé. Nếu đây là em bé đầu lòng, mẹ có lẽ sẽ cảm thấy vừa hào hứng vừa xen lẫn một chút e ngại. Lần đầu làm mẹ đồng nghĩa với việc đón nhận những biến đổi lớn lao trong đời. Cho dù mẹ có lên kế hoạch kỹ đến mấy, đâu đó vẫn sẽ có những khoảng cách lớn so với thực tế. Sau đây là những lưu ý cho mẹ mang thai 30 tuần về sự phát triển của thai nhi 30 tuần và nhu cầu dinh dưỡng cần thiết
Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Bé lúc này có chiều cao khoảng 40 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân, bé nặng khoảng 1,3 kg – 1,5 kg, bằng một quả bí dâu lớn.
- Bé lúc này sẽ tăng khoảng 230 gram mỗi tuần để bảo đảm sự phát triển của các hệ cơ quan.
- Và trong tuần này bé sẽ ít hoạt động hơn do không gian quanh bào thai bị hạn chế.
- Bộ não của bé yêu đang phát triển với tốc độ chóng mặt, bộ não của bé tuần bé này đang hình thành những rãnh và vết lõm đặc trưng. Và những rãnh não này sẽ giúp tăng lượng mô não, một sự thay đổi cần thiết khi bé chuẩn bị phát triển trí thông minh cho cuộc sống bên ngoài bụng mẹ.
- Trong ba tháng cuối của thai kỳ, chứng nấc cụt của bé thường rất phổ biến. Những chuyển động nhịp nhàng nhỏ đó là sự co thắt của các cơ hô hấp. Ngoài ra, theo nghiên cứu nấc cụt sẽ kích thích não bộ và có thể đóng một phần quan trọng trong sự phát triển não của bé.
- Các cơ quan tim, hệ tiêu hóa, các cơ quan bài tiết, cơ và phổi, các giác quan bắt đáp ứng được nhu cầu hoạt động độc lập.
- Bé tiếp tục mở và nhắm mắt lại. Bé phản ứng rất rõ với ánh sáng. Trong quá trình quét siêu âm, mẹ có thể quan sát bé đang cố gắng vươn ra và bắt tia sáng chiếu vào tử cung. Phơi bụng bầu trước ánh sáng an toàn có thể giúp kích thích sự phát triển của đôi mắt bé.
- Móng tay của bé đang phát triển. Có thể cần phải cắt tỉa móng trong vài ngày đầu sau khi sinh để ngăn không cho móng tay bé chạm vào mặt
- Lông tơ của bé dần biến mất và cơ thể dần hoàn thiện. Da của bé giờ đây bớt trong hơn và đã trông giống da của một em bé sơ sinh. Lớp mỡ dưới da bắt đầu hình thành và tạo thành các nếp.
- Khi bé ở tuần thứ 30, tủy xương của bé đã hoàn toàn đảm nhận việc sản xuất các tế bào hồng cầu.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 30 tuần tuổi
- Các mẹ sẽ gặp những cơn co thắt Braxton Hicks trong các tuần này của thai kỳ. Thường những cơn co bóp của tử cung kéo dài khoảng 30 giây, không đều đặn và không gây đau. Tuy vậy, cần lưu ý phân biệt với những cơn co thắt thường xuyên, kể cả không đau, có thể là dấu hiệu của sinh non.
- Cơ thể của mẹ bắt đầu có sữa non rỉ ra, mẹ hãy cho vài miếng đệm vào trong áo ngực để giữ quần áo sạch.
- Các hormone thai kỳ khiến cơ xương chậu của mẹ giãn ra để mẹ có thể sinh con cũng làm giãn vòng cơ ngăn cách thực quản với dạ dày. Điều này khiến cho thức ăn và dịch tiêu hóa trong cơ thể mẹ đi ngược dòng từ dạ dày vào ngực và cổ họng, khiến mẹ bị ợ nóng.
- Càng gần đến lúc sinh, mẹ càng cảm thấy mệt mỏi hơn, vì vậy mẹ hãy chọn tư thế ngủ thật thoải mái, tốt hơn nên ngủ sớm hơn bình thường và ngủ thêm một tí vào buổi sáng.
- Một số các mẹ bầu có triệu chứng đau lưng trong tuần này nhưng đây là một triệu chứng rất phổ biến trong thai kì. Thường thì triệu chứng đau lưng sẽ nặng hơn trong quý thứ ba.
- Do cơ thể mẹ đang phải chịu rất nhiều sức ép, từ thai nhi đang lớn dần, tất cả các cơ bắp, hệ xương, hóc môn và mạch máu đang phải làm việc cho hai người cùng một lúc vì vậy các mẹ bầu sẽ gặp phải những cơn chuột rút gây khó chịu.
- Ngoài ra, ở tuần này mẹ cũng sẽ cảm thấy mình thường xuyên khó chịu và hay cáu gắt hơn, vì mẹ đang có phản ứng mạnh mẽ về cảm xúc. Mang thai làm mẹ cảm thấy mệt mỏi về tinh thần. Đó cũng chính là điều tự nhiên chứng tỏ các mẹ đã sẵn sàng nuôi dưỡng và yêu thương bé vô điều kiện.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 30 tuần tuổi phát triển tốt
- Các mẹ cần ăn thức ăn giàu tinh bột như khoai tây và ngũ cốc, ăn nhiều rau và thịt nạc để giảm nguy cơ tiêu chảy. Không nên ăn thức ăn chứa nhiều đường. Nếu mẹ đang bị tiêu chảy trong vài ngày, hãy đi khám bác sĩ.
- Vận động thường xuyên, đi bộ 30 phút nhiều lần trong tuần. Mẹ cũng có thể nhảy múa nhẹ nhàng và đi bơi. Thai phụ có hoạt động thể chất thường xuyên trong thai kì có thời gian chuyển dạ ngắn hơn.
- Nghỉ ngơi bất cứ khi nào cảm thấy mệt mỏi. Đối với một phụ nữ mang thai, tất cả mọi việc có thể tạm gác lại một chút, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ ba.
- Hãy mua một số quần lót co giãn tốt cho phụ nữ mang thai. Loại quần này được thiết kế để phù hợp với bụng bầu ngày càng to, để ôm sát và vừa vặn với mẹ cả khi ngồi cũng như lúc đứng, chúng sẽ giúp mẹ loại bỏ cảm giác khó chịu vì cấn bụng.