Sự phát triển của thai nhi tuần 28
Tháng Tám 24, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 30
Tháng Tám 24, 2022Ở tuần thai thứ 29, mẹ vừa bước vào quý cuối thai kì, đây là giai đoạn đầy thách thức về cả thể chất và tinh thần trong cả quãng đường mẹ ấp ủ bé. Mẹ cũng đang tiến dần đến thời điểm chuyển dạ, với rất nhiều điều mẹ cần biết và chuẩn bị tinh thần để đón nhận.
Thai 29 tuần phát triển như thế nào ?
Bé trong tuần thứ 29 của thai kỳ có trọng lượng 1,13 kg tương đương một quả cà tím lớn, chiều dài của bé tính từ đầu đến gót chân dài khoảng 38,6 cm.
Da bé càng dần dần mượt mà hơn do chất béo ngày càng tích tụ nhiều hơn dưới bề mặt da và mất phần lông nhung.
Móng tay, móng chân dài ra, chuẩn bị sẵn sàng cho quá trình bé rời khỏi bụng mẹ.
Tuỷ sống bắt đầu sản xuất hồng cầu.
Bé bắt đầu có thể nhắm và mở mắt
Tiếp nối những tuần trước bé yêu của mẹ đang tiếp tục nấc cụt. Chúng tạo cảm giác như những cú chạm nhẹ nhàng, nhịp nhàng đối với mẹ, và cũng không gây khó chịu cho em bé.
Đặc biệt, em bé của mẹ có thể bắt đầu mỉm cười trong tuần này, đặc biệt là khi đang ngủ.
Em bé nên di chuyển ít nhất 10 lần trong 2 giờ, nghĩa là bé sẽ thúc vào bụng mẹ ít nhất 10 lần mỗi 2 giờ. Nếu nhận thấy bé di chuyển ít hơn, hãy tham khảo ngay ý kiến của bác sĩ.
Não bộ và hoạt động thần kinh của bé phát triển tinh tế hơn. Hàng triệu kết nối hoặc khớp thần kinh trong não bộ đang được hình thành và được kích thích bởi mọi tín hiệu hoạt động mà bé nhận được từ bên ngoài
Cơ thể của mẹ ở tuần thai thứ 29
Mẹ có thể tăng cân trong tuần này trung bình vào khoảng 8,6 đến 11,3 kg. Mức hóc môn trong thai kì cũng khiến mẹ dễ tăng cân hơn. Vì vậy, lượng calo nạp vào trong giai đoạn này là 2.400 kcal một ngày.
Táo bón là một trong những triệu chứng thường gặp trong những tuần thai này và có thể gây ra thêm những triệu chứng đi kèm như đau bụng, đầy hơi.
Đi tiểu nhiều lần là bình thường do áp lực từ tử cung và em bé lên bàng quang tăng lên.
Tiền sản giật có nguy cơ xuất hiện trong khoảng thời gian này. Biến chứng chính của tiền sản giật là cao huyết áp, gây hậu quả lên chức năng gan và thận. Mẹ đừng bỏ lỡ buổi hẹn nào với bác sĩ nhé, vì tiền sản giật có thể dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Mẹ nên kiểm tra huyết áp thường xuyên và nắm rõ mức huyết áp bình thường là bao nhiêu, để có thể nhận ra những thay đổi huyết áp bất thường. Tiền sản giật thường đi kèm với những triệu chứng bao gồm sưng nề ở chân, đau đầu mãi không khỏi cũng như buồn nôn và nôn.
Tử cung đang phát triển rất nhanh và lấn chiếm vào lồng ngực khiến các mẹ sẽ bị khó thở. Tử cung cũng gây áp lực ở phía còn lại, cụ thể là chèn ép lên bàng quang và vùng chậu gây ra thường xuyên đi tiểu, đau thắt lưng, đau nhức ở chân sẽ là những triệu chứng mẹ bầu thường gặp
Quá trình thay đổi hormone sẽ khiến da bạn khô, ngứa và cũng có thể gây ra phát ban.
Vú của các mẹ bầu có thể trở nên thâm và tối màu hơn. Các tĩnh mạch của vú của mẹ sẽ hiển thị trên da rõ hơn.
Chứng ợ nóng và khó tiêu tiếp tục gây khó chịu cho các mẹ bầu trong tuần thứ 29 của thai kì.
Nhiệt độ cơ thể mẹ có thể tăng nhẹ do lượng máu tăng lên. Do đó đôi khi mẹ sẽ cảm thấy nóng bức khó chịu.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 29 tuần tuổi phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng
Vì em bé đang dần lớn và phát triển với tốc độ nhanh nên điều quan trọng nhất là cần có một chế độ ăn cân bằng và lành mạnh.
Cần khoảng 250mg canxi trong chế độ ăn uống của mẹ nhằm để phát triển xương của thai nhi. Việc này sẽ tiếp diễn suốt phần còn lại của thai kỳ. Thai nhi cũng cần canxi để giúp phát triển răng, tim, thần kinh và cơ bắp. Hãy ăn những thức ăn giàu canxi như sữa chua ít béo, sữa hạnh nhân hoặc sữa đậu nành, đậu hũ, cá mòi, quả sung khô, bông cải xanh. Bên cạnh đó, mẹ hãy uống thật nhiều nước vì nước sẽ giảm được rất nhiều triệu chứng mà các mẹ bầu thường mắc phải trong tuần 29 của thai kỳ.
Chế độ vận động :
Những bài tập vừa phải như đi bộ hoặc bơi khoảng 30 phút sẽ kích thích hoạt động của ruột. Ngoài ra, những bài tập như yoga cũng giúp các mẹ bầu phát triển các nhóm cơ trong quá trình mang thai trong tuần thứ 29 của thai kỳ.