Sự phát triển của thai nhi tuần 27
Tháng Tám 24, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 29
Tháng Tám 24, 2022Em bé của mẹ đã bước vào tuần thai thứ hai mươi tám, tuần đầu tiên của quý thứ ba. Dù thai kì còn kéo dài trong hơn mười hai tuần nữa, nhưng mẹ nên bắt đầu chuẩn bị cho ngày bé đến bên mẹ ngay từ bây giờ
Thai nhi 28 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Ở tuần thứ 28 của thai kỳ, bé đã có kịch thước tính từ đầu đến gót chân dài khoảng hơn 37,6 cm va trọng lượng của bé ở tuần này là 1 kg tương đương chừng một quả dừa.
- Các chỉ số khác của bé trong tuần này như :
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 65 – 77mm, trung bình là 71mm.
Chiều dài xương đùi thai nhi 28 tuần (FL): 49 – 59mm, trung bình là 52mm.
Chu vi bụng của bé (AC): 216 – 275mm, trung bình là 246mm.
Chu vi đầu của thai nhi (HC): 251 – 281mm, trung bình là 266mm.
Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 1004g – 1416g, trung bình là 1210g
- Tuần này, bé đang chuẩn bị vào tư thế cho tới lúc sinh trong vài tháng kể từ bây giờ. Bé nằm chéo với đầu hướng xuống đùi trái của mẹ và mặt hướng vào mông mẹ, đây là ngôi trước chẩm phải. Còn nếu trường hợp bé hướng mặt vào đùi phải của mẹ, bác sĩ sẽ gọi đây là ngôi trước chẩm trái.
- Các cột mốc phát triển não quan trọng đang diễn ra tại thời điểm này, như các phần điều hướng ý thức của bộ não đang bắt đầu hoạt động. Các nếp nhăn trong não của bé sẽ tiếp tục phát triển và trở nên rõ ràng hơn ở giai đoạn này.
- Từ thời điểm thai nhi 28 tuần, bé có phổi khỏe mạnh, trưởng thành hơn và có thể hỗ trợ cho sự sống của bé bên ngoài tử cung.
- Xương của bé đang hấp thụ rất nhiều canxi, mẹ hãy nhớ uống sữa hoặc bổ sung nhiều thực phẩm giàu canxi khác như phô mai, sữa chua, rau xanh hoặc có thể uống canxi dạng viên hoặc dạng nước.
- Em bé vẫn có thể vặn mình và thay đổi tư thế trong tử cung, phần lớn thời gian đầu bé sẽ hướng xuống và chân hướng lên, tăng thêm áp lực vào cơ hoành của mẹ.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi tuần 28
- Những cơn đau xương sườn của mẹ ngày càng tăng đến nỗi mẹ có thể cảm thấy xương sườn như đang sắp chọc ra ngoài nguyên nhân là do áp lực lên xương sườn và phần trên dạ dày càng lúc càng tăng, những cơn đau mẹ phải chịu càng lúc càng nặng.
- Da bụng căng ra sẽ khiến mẹ thấy ngứa, nên mẹ hãy dưỡng ẩm và bôi kem dưỡng hoặc dầu dưỡng nhiều lần trong ngày
- Mẹ có thể thấy vú rỉ sữa non, chứa đạm, chất béo, IgA và cá khoáng chất. Nồng độ IgA cao trong sữa non cung cấp khả năng miễn dịch thụ động cho trẻ sơ sinh và bảo vệ bé chống lại vi khuẩn đường ruột.
- Vì tử cung của bạn đang gây áp lực lên phần ruột kết làm cho các mẹ bị táo bón. Điều này có thể dẫn đến bệnh trĩ. Một chế độ ăn gồm nhiều chất xơ giúp ngăn chặn tình hình xấu hơn.
- Tử cung cũng làm tăng tình trạng ợ nóng, vị trí của nó cao hơn rốn và sẽ chèn ép cũng như gây áp lực lên dạ dày. Điều này dẫn đến tình trạng ợ nóng.
- Nếu bị đau thần kinh tọa, mẹ sẽ có thể cảm thấy đau nhói, ngứa ran hoặc tê nhức bắt đầu ở mông và lan xuống mặt sau của chân. Nguyên nhân là vì khi bé đã ổn định vị trí sinh, đầu của bé và tử cung đang lớn dần của mẹ có thể đè lên dây thần kinh tọa ở phần dưới của cột sống
Lời khuyên của bác sĩ dành cho mẹ mang thai 28 tuần
Chế độ dinh dưỡng :
- Cung cấp sắt : mẹ hãy tăng cường ăn những thực phẩm giàu chất sắt như thịt gà, rau chân vịt, đậu phụ, rau muống, gan, thịt bò và ngũ cốc giàu dinh dưỡng. Vì bé sẽ rất cần phần lớn lượng sắt dự trữ cho tam cá nguyệt thứ ba.
- Cung cấp axit folic và vitamin : để có thể tạo máu và phát triển cơ thể nên mẹ có thể ăn nhiều rau củ như cải bó xôi, rau chân vịt, ngũ cốc, các loại đậu,…Ăn thêm nhiều trái cây như quả cam, quýt, bưởi,…để tăng cường vitamin C, giúp cơ thể có sức đề kháng tốt nhất khi mang thai.
- Uống nhiều nước mỗi ngày : để hạn chế nguy cơ tăng huyết áp, sinh non, táo bón,…Mỗi ngày các mẹ bầu cần nên nạp khoảng 2,5-3 lít nước/ngày là đảm bảo vừa đủ cho cơ thể và đồng thời cũng giúp tăng lượng nước ối cần thiết.
Chế độ vận động :
- Các mẹ khi mang thai có thể tiếp tục thực hiện tập thể dục nếu nhịp tim của họ duy trì dưới 140 nhịp/phút. Điều đó có nghĩa là hầu hết các bài tập cardio đều phù hợp với mẹ bầu, miễn là bà bầu không gắng sức quá mức nhịp tim tối đa của mình.
- Ngoài ra, các mẹ có thể chuẩn bị cho các bài tập an toàn như bơi lội, đi bộ, thể dục nhịp điệu trước khi sinh và khiêu vũ. Hãy bỏ qua các bài tập thể dục có thể khiến mẹ bầu gắng sức quá mức hoặc mất thăng bằng