Sự phát triển của thai nhi tuần 26
Tháng Tám 21, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 28
Tháng Tám 24, 2022Bước sang tuần thai thứ 27 - giai đoạn đầu của tam cá nguyệt thứ 3, em bé của mẹ đang tăng tốc hoàn thiện để chuẩn bị cho sự chào đời của mình. Sự phát triển của thai nhi tuần 27 tập trung vào một số cơ quan và bộ phận. Hãy để Con Cưng mô tả cho cha mẹ hình dung những bước tiến của con trong tuần 27 nhé!
Thai nhi 27 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Vào tuần thứ 27 của thai kỳ, kích thước của thai nhi dài hơn 36,57 cm từ đỉnh đầu đến gót chân, nặng chừng 0,86 kg tương đương với cây cải xoăn.
- Mắt của em bé đang trong quá trình phát triển và võng mạc đang hình thành, với thị lực phát triển như vậy, bé cũng đã có thể nhìn thấy ánh sáng mờ mờ qua thành tử cung của mẹ.
- Phổi, gan và hệ thống miễn dịch của bé vẫn cần phải hoàn thiện, nhưng nếu được sinh ra bây giờ, bé vẫn có cơ hội sống cao.
- Khả năng nghe của bé tiếp tục phát triển, bé có thể bắt đầu nhận ra giọng nói của mẹ cũng như của bố. Sự phát triển thính giác đang tiến triển khi mạng lưới dây thần kinh đến tai trưởng thành, song những âm thanh mà bé nghe giống như bị nghẹt do lớp sáp vernix bao phủ xung quanh con.
- Bé đã biết nấc cụt, một số thai nhi sẽ cảm nhận được vị cay thông qua cách nấc cụt. Mẹ sẽ cảm giác bụng co thắt từng cơn theo tiếng nấc nhẹ nhưng các mẹ bầu đừng lo lắng vì đó chỉ là một trong những phản ứng mà bé đang học tập mà thôi.
- Não của bé tiếp tục hình thành với sự phát triển của hàng tỷ tế bào thần kinh não, các chuyên gia cho rằng lúc này bé có thể sẽ nằm mơ.
- Ngoài ra, cé có thể năng động hơn khi mẹ đang đi bộ trên đường, bé có thể nghe âm thanh từ các phương tiện giao thông, và cũng có những giai điệu hoặc bài hát làm bạn nhỏ của chúng ta phấn khích.
Cơ thể của mẹ trong tuần 27 của thai kỳ
- Về thể chất : mẹ sẽ gặp phải những triệu chứng như chuột rút chân, đau lưng, ợ nóng, táo bón, thay đổi vùng da. Ngoài ra các mẹ sẽ thấy một phần cơ thể trở nên phù hơn bởi vì máu trong cơ thể phải tuần hoàn nhiều hơn và thể tích của những chất dịch trong cơ thể cũng tăng lên. Bầu ngực sẽ ngày càng nặng và căng. Các tĩnh mạch giãn dài, trở nên rõ ràng dưới da và đầu ti tiếp tục sậm màu. Tất cả những thay đổi trên là cần thiết để bầu ngực tạo ra sữa.
- Về tâm lý : tâm trạng của các mẹ bầu hay thay đổi là lẽ thường trong 3 tháng cuối cùng của thai kì. Mẹ sẽ thấy phút trước như vui cười trong hạnh phúc nhưng phút sau có thể khóc ngon lành. Do các hoocmon gây nên những thay đổi này khi chúng tác động lên hệ thần kinh theo hướng tiêu cực và gây ra những triệu chứng tương tự như sự khó chịu trước mỗi kì kinh nguyệt.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi tuần 27 phát triển tốt
- Các mẹ bầu có thể cung cấp đa dạng thức ăn cho bé bên trong bụng mẹ để có thể hỗ trợ cho sự phát triển của các chồi vị giác. Trong chế độ ăn mỗi ngày, mẹ hãy ăn đa dạng các nhóm thực phẩm với các món ăn tốt cho sức khỏe chứa : protein, axit folic, sắt, canxi, vitamin D, axit béo tốt… như rau củ, trái cây, thịt nạc, trứng, các loại hạt, sữa và các sản phẩm từ sữa
- Các mẹ có thể tham gia lớp học tiền sản. Đây là những lớp ngắn hạn mà bố và mẹ đều có thể tham gia để hướng dẫn cho mẹ việc sinh nở, quá trình bé chào đời cũng như những việc mẹ cần chuẩn bị cho ngày trọng đại này.
- Ngoài ra, nếu có dấu hiệu của bệnh trĩ, hãy tránh các bài tập thể dục phải đứng vì nó có thể làm gia tăng áp lực lên ổ bụng và trực tràng. Thay vào đó hãy hướng đến các bài tập nhẹ nhàng như yoga cho bà bầu.
- Ở giai đoạn cuối thai kỳ, hãy kê một chiếc gối kê dưới bụng khi nằm nghiêng sẽ giúp mẹ bầu ngủ thẳng giấc. Mẹ cũng có thể dành nửa giờ đi bộ mỗi ngày. Việc này sẽ giúp ngủ ngon hơn, đồng thời tận hưởng cảm giác tuyệt vời khi có được chút thời gian cho bản thân.