Sự phát triển của thai nhi tuần 24
Tháng Tám 21, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 26
Tháng Tám 21, 2022Bước vào tuần thai thứ 25, thai phụ đang đến phần cuối quý thứ hai của thai kỳ. Em bé của bạn đang phát triển ổn định, Tuy chưa sẵn sàng, nhưng không lâu nữa em bé sẽ chính thức chào đời.
Thai nhi 25 tuần tuổi đã phát triển như thế nào ?
- Ở tuần thứ 25 của thai kỳ, kích thước của bé tính từ đầu đến gót chân khoảng 34,54 cm, trọng lượng là 0,68 kg tương đương với một quả dưa lưới.
- Các mao mạch hình thành trên da nay cũng hình thành trong phổi. Lúc này, bé cũng đang tập hít vào và thở ra một lượng nhỏ nước ối, việc này cần thiết cho sự phát triển của phổi. Những động tác này cũng chuẩn bị cho lúc bé chào đời và hít thở không khí ở bên ngoài bụng mẹ.
- Tóc trên đầu bé ngày càng nhiều. Lanugo (lớp lông mềm, mịn bao phủ cơ thể thai nhi) đã mọc nhiều.
- Khứu giác hiện đang hoạt động. Bé yêu bây giờ có thể ngửi thấy mùi và hương thơm trong nước ối.
- Hai tay cũng hoàn chỉnh hơn cả về hình dạng và chức năng. Móng tay đã xuất hiện. Tay bé trở nên khéo léo hơn, các ngón tay đã có thể co lại thành nắm đấm.
- Có bốn giai đoạn phát triển phổi của thai nhi. Tuần này, giai đoạn thứ hai (giai đoạn ống tủy) đã hoàn tất. Các nhánh của phổi, các lối đi nhỏ và các mao mạch (là những mạch máu nhỏ nhất) đã hình thành. Vẫn còn hai giai đoạn phát triển nữa cần hoàn thiện.
- Bé sẽ nhìn hồng hào hơn nhờ sự hình thành các mạch máu nhỏ được gọi là các mao mạch trên da, các mao mạch này giúp tăng lưu lượng máu vận chuyển dưới da.
Tư thế của thai nhi 25 tuần tuổi :
- Vào giai đoạn này thai nhi vẫn chưa quyết định mình sẽ chuyển tư thế nào để chuẩn bị chào đời. Đầu của con yêu vẫn nằm gần ngực mẹ và hai bàn chân đang hướng xuống. Tuy nhiên, con sẽ thay đổi tư thế sớm thôi, có thể ngay vào tuần sau đó nữa đấy mẹ
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 25 tuần tuổi
- Hội chứng chân không yên : khiến mẹ cảm thấy phải hoạt động chân liên tục để giảm cảm giác châm chích hoặc như kiến bò, thường hay xuất hiện ở cánh tay, đùi hoặc bàn tay khi mẹ nghỉ ngơi hoặc ngủ. Nhưng mẹ đừng lo lắng, triệu chứng này sẽ tự khỏi khoảng bốn tuần sau sinh.
- Tóc dày hơn : do thay đổi nội tiết trong thai kì ức chế sự rụng tóc như bình thường.
- Hội chứng ống cổ tay : sự dao động của mức hóc môn, cơ thể tích nước có xu hướng gây phù, quá mẫn dây thần kinh và sự dao động của đường huyết có thể gây ra các triệu chứng của hội chứng ống cổ tay như tê tay.
- Trĩ : do vòng bụng tăng lên tạo áp lực lên các tĩnh mạch vùng chậu, có thể gây trĩ.
- Ợ nóng và khó tiêu : thai nhi cũng làm tăng áp lực lên hệ tiêu hoá của mẹ, như đẩy axit trong dạ dày lên thực quản
- Đầy hơi : những thay đổi về nội tiết làm quá trình tiêu hoá của mẹ chậm lại, khiến khí ga tích tụ gây chướng bụng và táo bón.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 25 tuần tuổi phát triển tốt
- Chế độ ăn lành mạnh : mẹ cần ăn những món giàu chất xơ, ăn nhiều rau và trái cây, hạt và thịt nạc. Mẹ có thể chia nhỏ các bữa ăn ra mỗi ngày để giảm các tình trạng về đường tiêu hóa.
- Tập thể dục nhẹ nhàng : mẹ cần tập luyện thường xuyên, hãy lắng nghe cơ thể, không tập luyện khi mẹ thấy quá mệt, khó thở hoặc chóng mặt.
- Uống nhiều nước : mẹ cần cung cấp đủ nước để tránh táo bón, đầy hơi và trĩ mẹ nhé
- Chuẩn bị các kiến thức sơ sinh : đặc biệt nếu đây là lần đầu tiên bạn làm mẹ, đây là thời điểm bạn nên chuẩn bị các kiến thức về bé, cách chăm sóc và những điều có thể xảy ra.
- Kiểm soát stress : thời điểm chuyển dạ không còn xa nữa, dễ hiểu thôi nếu mẹ cảm thấy lo âu, nhưng các nghiên cứu chỉ ra rằng những bà mẹ có tư tưởng thiếu tích cực lúc mang thai có nguy cơ bị trầm cảm sau sinh cao hơn, nên tuần 25 của thai kì là thời điểm thích hợp để học cách kiểm soát căng thẳng.