Sự phát triển của thai nhi tuần 22
Tháng Tám 21, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 24
Tháng Tám 21, 2022Ở tuần thứ 23 của thai kỳ, thai nhi gần như đã phát triển đủ để sống sót bên ngoài bụng mẹ. Phổi sẵn sàng để thở bằng cách hít nước ối. Bộ não của em bé đang tạo ra các kết nối cần thiết để suy nghĩ - và giao tiếp với bạn một ngày nào đó.
Thai 23 tuần phát triển như thế nào ?
- Tuần thứ 23 của thai kỳ, bé vẫn đang phát triển rất đều đặn, kích thước của bé dài khoảng 27,68 cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân và cân nặng khoảng 0,54 kg tương đương một quả dừa.
- Thai nhi đang tiếp tục tăng cân, trong vòng bốn tuần tới, thai nhi sẽ thực sự bắt đầu phát triển mạnh hơn nữa và mẹ cũng có thể cảm thấy như vậy.
- Ở tuần thứ 23, da bắt đầu dày lên, tích trữ mỡ dưới da, mọc lông tơ, làm da mờ dần và không còn thấy rõ các cơ quan bên trong cơ thể
- Hệ tiền đình nằm giữa cầu não bắt đầu thực hiện chức năng là cảm nhận được những chuyển động
- Phổi của bé đang hình thành các “nhánh” của “cây” hô hấp và các tế bào sản xuất surfactant, một chất giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài.
- Em bé trong bụng mẹ lúc này có thể thay đổi rất nhiều tư thế cho thấy bé đã lớn và sẽ phát triển rất nhanh. Thai nhi có thể nằm theo tư thế ngôi mông hoặc nằm ngang, nằm nghiêng, nằm chéo trong tử cung,...
Cơ thể mẹ mang thai 23 tuần thay đổi như thế nào ?
- Tăng cảm giác thèm ăn : sự thay đổi hormon khiến mẹ có cảm giác thèm ăn. Vì vậy, hãy cố gắng dự trữ trong nhà những món ăn nhẹ lành mạnh như trái cây, rau cắt nhỏ, các loại hạt và bánh quy làm từ lúa mì.
- Đầy hơi : do tác động của progesterone, hormone làm cho đường tiêu hóa giãn ra, giảm co bóp và làm chậm quá trình tiêu hóa, do đó các chất dinh dưỡng có nhiều thời gian hơn để đi vào máu và đến em bé của mẹ.
- Chảy máu ở nướu răng : nướu răng của mẹ sẽ sưng hơn bình thường trong những ngày này do nội tiết tố, vì vậy các mẹ hãy đánh răng và dùng chỉ nha khoa thương xuyên nhé.
- Thay đổi da : lòng bàn tay và lòng bàn chân có thể bị đỏ, dễ bị phát ban nhiệt và da. Các vết rạn da nở rộ với các màu sắc như hồng, đỏ, tím, nâu đỏ hoặc nâu sẫm ở bụng, đùi, mông… Mẹ cũng thấy một đường sọc nâu xuất hiện ở bụng, được gọi là linea nigra. Tất cả là do hormone thai kỳ gây ra.
Các triệu chứng khác của các mẹ bầu thường gặp khi mang thai 23 tuần tuổi
- Đau đầu.
- Đau lưng.
- Chảy máu cam.
- Đầy hơi và táo bón.
- Bàn tay và bàn chân sưng tấy.
- Nhiễm trùng âm đạo.
- Nhiễm trùng nước tiểu.
- Da nhờn, tóc dày và bóng.
- Thay đổi tâm trạng.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 23 tuần tuổi phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng :
Trong tuần thứ 23 của thai kỳ, các mẹ bầu rất cần canxi trong thai kỳ và cách tốt nhất để đảm bảo mẹ có đủ canxi là thực hiện một chế độ ăn uống lành mạnh, đa dạng, bao gồm các thực phẩm giàu canxi như pho mát, sữa, sữa chua, cá mòi, hạt vừng, cải xoong, đậu phụ, ngũ cốc và quả sung.
Ngoài ra, mẹ cũng cần bổ sung vitamin D thông qua chế độ ăn uống. Các loại như cá béo, dầu gan cá và các loại thực phẩm tăng cường như sữa, nước cam và ngũ cốc ăn sáng đều chứa vitamin D.
Vận động :
Với việc trọng lượng của cơ thể tăng nhanh, các mẹ bầu thường xuyên đau mỏi lưng, vai, gối và các khớp xương. Các mẹ bầu có thể thực hành các bài tập yoga, yoga không chỉ giúp mẹ khỏe mạnh về thể chất mà còn giúp cả việc cân bằng về tinh thần.