Sự phát triển của thai nhi tuần 20
Tháng Tám 19, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 22
Tháng Tám 21, 2022Thai nhi tuần 21 được xem là thời điểm phát triển vô cùng quan trọng trong tiến trình phát triển của trẻ. Vào thời điểm này các đường nét trên khuôn mặt dần được trở nên rõ ràng hơn như môi, mắt, khuôn mặt... Điều tuyệt vời nhất là vào thời điểm này bé đã có thể lắng nghe được tiếng nói của mẹ.
Thai nhi 21 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Ở tuần 21, thai nhi có kích thước khoảng 26,67 cm và cân nặng dao động từ 0,31-0,35 kg tương đương một quả chuối.
- Các bộ phận trên khuôn mặt của bé như là môi, mí mắt và lông mày trở nên rõ nét hơn và thậm chí chồi răng tí hon bên dưới lợi cũng đã bắt đầu hình thành.
- Phổi của bé bắt đầu hình thành chất surfactant, một chất quan trọng giúp phổi hít đầy không khí ngay khi bé lọt lòng
- Bé yêu của mẹ đã có thể nghe được. Lúc này, tai của bé đã hoàn thiện chức năng và sẽ phản ứng nếu có tiếng ồn lớn đột ngột.
- Ở trong bụng của bé, tuyến tụy đang phát triển là vai trò tạo ra một số nội tiết tố quan trọng. Tiếp đó, gan và lá lách bắt đầu tham gia vào hoạt động sản sinh tế bào máu.
- Hệ thống tiêu hóa của bé vẫn đang được dần hoàn thiện để chuẩn bị cho cuộc sống ở bên ngoài, chính vì vậy lượng phân su tăng lên đáng kể trong tuần này.
- Nếu có thể quan sát bên trong tử cung, mẹ có thể nhận thấy lông tơ phủ kín người bé và những nếp nhăn sâu hiện trên bề mặt da cho đến khi được lấp đầy bởi lớp mỡ đệm dưới da
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 21 tuần
- Mẹ sẽ cảm thấy những cơn đau đầu xuất hiện thường xuyên hơn do hoocmon thai sản gây ra. Bên cạnh đó, dịch âm đạo ra nhiều hơn, có màu trắng hoặc trong, thường lỏng và không mùi.
- Mẹ sẽ có cảm giác được gắn kết với bé yêu ngày càng rõ nét hơn nhờ vào những chuyển động của con trong bụng. Trong quá trình này, mẹ cần thăm khám thường xuyên để đảm bảo chắc chắn rằng bé đang phát triển theo đúng lộ trình.
- Mẹ bắt đầu xuất hiện những vết rạn da trên bụng do da bụng giãn ra để điều chỉnh với kích cỡ của bé. Các vết rạn này có thể sẽ xuất cả ở mông, đùi, hông và ngực. Các vệt rạn da này có màu từ hồng đến nâu sẫm tùy thuộc vào màu da của mẹ bầu.
- Cân nặng có sự thay đổi lớn tạo nên áp lực với tử cung khiến lưu lượng máu tăng lên nhiều và gây ra hiện tượng giãn tĩnh mạch. Phần chân của mẹ bầu sẽ bị sưng phồng lên vào buổi tối. Các mẹ bầu không phải lo lắng nhiều vì đây là hiện tượng bình thường ở phụ nữ mang thai bởi nguyên nhân nồng độ máu thay đổi.
Lời khuyên của bác sĩ cho mẹ bầu để thai nhi 21 tuần tuổi phát triển tốt
- Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ hai, nghẹt mũi là một triệu chứng phổ biến khi mang thai. Mẹ bầu hãy tăng cường tập các bài tập cho bà bầu, ăn ngủ khoa học, nạp thực phẩm giàu vitamin C để tăng sức đề kháng.
- Ngoài ra, mẹ cần bổ sung thêm sắt cho cơ thể vì bé lúc này cần có đủ sắt để tạo hồng cầu. Mẹ nên ăn những thực phẩm giàu chất sắt như: thịt nạc đỏ, thịt lợn, cá, ngũ cốc bổ sung sắt, rau chân vịt... Đừng quên ăn nhiều rau xanh mỗi ngày để bổ sung vitamin B cần thiết cho cơ thể của mẹ nhé
- Mẹ hãy tập thể dục thường xuyên và thực hiện chống đỡ chân bất kỳ lúc nào trong ngày. Ngoài ra, hãy nằm nghiêng về bên trái khi ngủ và mặc trang phục bầu thoải mái nhất giúp bé phát triển tốt hơn.