Các loại tã dùng cho bé sơ sinh
Tháng Tám 15, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 20
Tháng Tám 19, 2022Bạn chẳng còn có thể ngủ sấp với cái bụng đã “lùm lùm” khi thai nhi 19 tuần tuổi và ngay khi bạn vừa mới đặt lưng xuống giường thì dường như bé yêu trong bụng vừa tỉnh dậy! Có người bảo đó là các bà mẹ được “huấn luyện” trước để có thể thức dậy nhiều lần trong đêm khi bé ra đời. Vậy thai nhi tuần 19 phát triển như thế nào và có những thay đổi gì trong cơ thể của mẹ
Sự phát triển của thai nhi tuần thứ 19 như thế nào ?
- Thai nhi 19 tuần tuổi đã lớn bằng một bông atisô, bé nặng chừng 0,23 kg, chiều dài được tính từ đầu đến mông là khoảng 15,22cm.
- Não bộ và các cơ của bé trong tuần này đã bắt đầu phối hợp với nhau, điều này có nghĩa là các cử động của bé trở nên ít ngẫu nhiên hơn bởi bé đã có thể điều khiển một phần hoạt động của cơ thể. Bé cũng đang hình thành các kết nối phức tạp cần thiết để phát triển các tế bào thần kinh nhằm nâng cao cảm nhận của các giác quan.
- Trong tuẩn 19, bé sẽ phát triển bên thuận của bé là phải hay trái.
- Trong bụng mẹ, bé liên tục uống và nuốt nước ối. Chu trình nuốt nước ối, tiêu hóa và sau đó thải ra nước tiểu của bé sẽ diễn ra trong suốt thời gian mang thai. Các chất thải bắt đầu hình thành trong ruột bé và sẽ được thải ra ở lần đi tiêu đầu tiên của bé.
- Thai nhi 19 tuần, bé ngủ khoảng 20 tiếng trong tử cung ấm áp và thoải mái. Bé có thể sẽ hoạt động tích cực hơn và đá lung tung vào đúng thời điểm mẹ quyết định nghỉ ngơi.
- Mầm răng của bé được hình thành. Nước sinh hoạt ở khu vực các bà mẹ sinh sống nếu có bổ sung fluoride sẽ giúp ích cho quá trình này của bé.
- Bên cạnh đó, lớp vernix cũng phát triển. Đây là lớp chất nhờn, màu trắng, được tạo thành từ lớp lông tơ được gọi là lanugo, dầu từ các tuyến nhờn và tế bào da chết của thai nhi. Lớp vernix sẽ bảo vệ làn da nhạy cảm của bé khỏi nước ối xung quanh.
Cơ thể của mẹ thay đổi khi thai nhi 19 tuần tuổi
- Hệ thống tuần hoàn của sản phụ mở rộng và duy trì áp huyết thấp hơn bình thường. Do đó, đôi lúc mẹ sẽ bị xây xẩm, nôn nao, cảm giác muốn ói, có khi bị ngất nếu sản phụ đang nằm hay ngồi mà đứng lên quá nhanh.
- Mẹ có thể bị nghẹt mũi, chảy máu cam, nhức đầu, do lượng máu lưu chuyển nhiều hơn. Sản phụ cũng có thể bị sưng đau hay chảy máu lợi răng.
- Dung tích phổi của các mẹ cũng sẽ tăng thêm, nhịp thở sản phụ có thể nhanh hơn và mẹ có lúc thấy hụt hơi.
- Bầu vú của mẹ to ra vào tuần thứ 19 của thai kỳ do các tuyến sữa tăng lên và lưu lượng máu tăng theo. Mẹ nên chọn loại áo ngực phù hợp để tạo sự thoải mái. Cỡ áo ngực cho bà bầu thường có thể tăng gấp hai, ba lần so với trước khi mang thai.
- Tử cung lúc này nằm ở khoảng rốn và mẹ đã tăng khoảng 4,5kg. Với sự phát triển của thai nhi, mẹ cũng chuẩn bị tinh thần để tăng khoảng nửa kg mỗi tuần trong thời gian tới nữa nhé.
- Phần da ở chân và cánh tay mẹ có thể xuất hiện các đốm nhỏ khi mang thai tuần 19. Đây là một biểu hiện mức oestrogen cao trong cơ thể mẹ chứ không phải những vùng này của mẹ bị thiếu máu.
- Mẹ sẽ có cảm giác nhờn dính và ra nhiều mồ hôi. Nguyên nhân là do sự gia tăng của quá trình trao đổi chất cũng như sự thay đổi của các hormone. Cách tốt nhất là lựa chọn loại quần áo thoáng mát và uống nhiều nước các mẹ bầu nhé.
Lời khuyên để mẹ bầu phát triển tốt hơn khi thai nhi được 19 tuần tuổi
- Áp lực đè nén lên các mạch máu chính dẫn đến hiện tượng gọi là hạ huyết áp. Hạ huyết áp có thể được giảm bớt bằng cách ngủ nghiêng thay vì nằm ngửa.
- Khi thai nhi lớn hơn, bạn rất dễ bị táo bón. Vì thế nên bổ sung thêm chất xơ trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa táo bón.
- Ăn thành nhiều bữa nhỏ trong ngày. Mẹ hãy chia các bữa ăn thành 6 bữa ăn nhỏ mỗi ngày hoặc ba bữa ăn vừa phải cộng với hai hoặc ba bữa ăn nhẹ. Cách này giúp giữ mức dinh dưỡng điều độ, hợp lý để nuôi dưỡng thai nhi tốt và còn ngăn hệ tiêu hóa của bạn bị quá tải.
- Bên cạnh đó, việc vận động với cường độ vừa phải sẽ giúp hệ tuần hoàn của mẹ làm việc tốt hơn. Từ đó, sức khoẻ và não bộ của thai nhi cũng được cải thiện.
- Ba mẹ, người thân nên trò chuyện và chơi với bé nhiều hơn để bé cảm nhận được sự vui tươi, đầm ấm của gia đình ngay từ khi còn trong bụng mẹ.
Tận hưởng những điều thú vị :
- Nến thơm, một bộ đồ ngủ mới thoải mái hoặc đi massage để thư giãn
- Lưu giữ kỷ niệm bằng những hình ảnh khi mang thai, hoặc chuẩn bị khung hình cho bé con sắp chào đời. Lúc này, mẹ có thể dùng những hình chụp siêu âm của bé.
- Hãy thử trang điểm, tạo kiểu tóc và thưởng cho mình một phụ kiện hoặc trang phục khiến bạn thật tự tin với vẻ gợi cảm và nữ tính của mình.
Một số loại thảo dược bạn không nên dùng khi mang thai 19 tuần
Cọ lùn, mao lương hoa vàng, đồng quai, ma hoàng, hoa chanh dây, cây thiên ma, hoa nhài La Mã, bồ công anh, hoa nhài, cây tầm ma, lô hội, sâm , hoa anh thảo, cúc Feverfew, thảo quyết minh