Sự phát triển của thai nhi tuần 17
Tháng Tám 13, 2022Các loại tã dùng cho bé sơ sinh
Tháng Tám 15, 2022Sự phát triển của thai nhi 18 tuần tuổi như thế nào ?
- Bé 18 tuần tuổi nặng khoảng 0,18 kg và dài khoảng 14,22 cm tính từ đầu đến mông
- Ngoài ra còn một số chỉ số khác của thai nhi như :
Đường kính lưỡi đỉnh (BPD): 37 – 43mm, trung bình là 39mm.
Chiều dài xương đùi của thai (FL): 23 – 28mm, trung bình là 25mm.
Chu vi bụng của bé (AC): 116 – 136mm, trung bình là 133mm.
Chu vi đầu của thai nhi (HC): 138 – 157mm, trung bình là 151mm.
Cân nặng thai nhi ước tính (EFW): 192 – 255g, trung bình là 223g.
- Thận tiếp tục tạo ra nước tiểu và tóc trên da đầu bắt đầu mọc. Một lớp phủ bảo vệ dạng sáp, gọi là vernix caseosa, đang hình thành trên làn da của bé để ngăn da bé bị ngấm nước ối.
- Khuôn mặt của bé trông khá sống động vì có lông mày và lông mi
- Chân tay bé phát triển và trông tương xứng với phần còn lại của cơ thể hơn.
- Xương của bé cũng chắc hơn.
- Lớp chất béo myelin vẫn sẽ bao bọc các quanh dây thần kinh giúp các dây thần kinh truyền tải thông điệp từ não bộ tới cơ thể của bé và ngược lại.
- Phổi thì đã khá phát triển nhưng oxy thì vẫn được cung cấp từ nhau thai.
- Thình thoảng bé thực hiện các cú nhào lộn trong bụng mẹ.
- Bé có thể bắt chéo chân, co duỗi chân tay và chuyển động vòng quanh.
- Tai của thai nhi bắt đầu lồi ra bên ngoài, xương tai trong chắc hơn và khả năng nghe được cải thiện đáng kể. Bé sẽ phản ứng với âm thanh nhiều hơn trước.
- Bé bắt đầu biết ngáp với nấc cụt. Mẹ sẽ sớm cảm nhận được điều này. Mẹ có thể thấy bé ngáp khi siêu âm.
Thai 18 tuần biết trai hay gái chưa ?
Câu trả lời là có. Nếu mẹ đang mang thai con gái, các ống dẫn trứng và tử cung lúc này đã ở đúng vị trí. Và nếu thai 18 tuần là con trai, trong lần siêu âm tiếp theo, mẹ đã có thể thấy bộ phận sinh dục của con. Thai 18 tuần cũng là khoảng thời gian hợp lý và chính xác nhất để mẹ xác định giới tính của thai, độ chính xác có thể đạt tới 90%.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thay được 18 tuần tuổi
- Đầy bụng, chướng hơi : Nếu cảm thấy khó chịu, thai phụ nên thư giãn bởi căng thẳng có thể khiến thai phụ nuốt vào nhiều không khí hơn và làm trầm trọng thêm vấn đề;
- Chuột rút ở chân : mẹ có thể xuất hiện những cơn chuột rút ở chân khi đang ngủ và hiện tượng này có thể là một vấn đề thực sự, bởi giấc ngủ của thai phụ vốn đã bị ảnh hưởng bởi cảm giác buồn tiểu và phải đi tiểu nhiều lần trong đêm khi mang thai.
- Chảy máu nướu răng : vì ảnh hưởng của các nội tiết tố khi mang thai lên hệ thống màng nhầy mà nướu răng dễ bị kích thích, viêm và dẫn tới chảy máu. Do đó, mẹ cần chăm sóc răng thường xuyên để tránh làm ảnh hưởng đến răng nhé.
- Phù chân : Thai phụ bắt đầu xuất hiện hiện tượng phù chân là do cơ thể tăng tích nước ở các mô. Để giảm nhẹ triệu chứng này mẹ hãy gác chân lên cao mỗi khi có thể.
- Rạn da : Thai nhi phát triển ngày một lớn hơn thì các vết rạn sẽ xuất hiện ngày một nhiều hơn, và kem dưỡng da có thể giúp ích phần nào trong trường hợp này.
- Đau tức ở vùng bụng dưới : đây có thể là hiện tượng đau dây chằng nâng đỡ tử cung do sự phát triển của thai nhi, do dây chằng bị kéo giãn để thích ứng với trọng lượng tăng lên của bé. Không có gì đáng lo ngại, nhưng nếu cơn đau tiếp tục kéo dài ngay cả khi mẹ đang nghỉ ngơi hoặc mẹ bị ra dịch ra máu âm đạo, hãy đến gặp bác sĩ.
- Sắc tố da của mẹ thay đổi : mẹ không phải lo lắng vì đó là do lượng estrogen tăng. Mẹ cũng có thể có các vệt da tối màu gây ra bởi một sự gia tăng sắc tố tạm thời. Khi các vệt tối xuất hiện trên môi trên, má và trán, chúng được gọi là chloasma.
Lời khuyên của bác sĩ để thai 18 tuần phát triển tốt
Chế độ dinh dưỡng : mẹ nên áp dụng chế độ ăn uống đa dạng gồm nhiều carbohydrate, các loại trái cây và rau củ quả, protein và các thực phẩm từ sữa, chất béo lành mạnh, đường, mật ong. Bổ sung thêm cá hồi trong thực đơn, vì đây là loại cá chứa nhiều axit béo omega-3. Dưỡng chất này cần thiết cho sự phát triển của não và mắt bé