Sự phát triển của thai nhi tuần 16
Tháng Tám 13, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 18
Tháng Tám 13, 2022Ở tuần này, mẹ nên thực hiện siêu âm giữa thai kỳ để đoán chắc về sự phát triển của bé. Đồng thời, hệ tim mạch của mẹ cũng đang có những điều chỉnh lớn để thích ứng với sự phát triển mạnh mẽ của thai nhi
.
Thai 17 tuần phát triển như thế nào ?
- Ở tuần thứ 17, bé cân nặng nặng khoảng 0,14 kg. Từ đầu đến mông của bé có chiều dài khoảng 13 cm tương đương cỡ quả bơ.
- Mạch máu của bé hiện rõ dưới lớp da mỏng, đôi tai lúc này đã ở đúng vị trí tuy có hướng ra ngoài đầu một chút.
- Một lớp chất béo bảo vệ đang bắt đầu hình thành xung quanh các dây thần kinh của bé, quá trình này sẽ tiếp tục trong một năm sau khi bé chào đời.
- Ở tuần này, tim của bé không còn đập ngẫu nhiên nữa mà sẽ do não điều chỉnh. Tim bé sẽ đập từ 140-150 nhịp mỗi phút, nhanh gấp đôi so với người lớn.
- Và trong một vài tuần tới, các miếng đệm trên đầu ngón tay và ngón chân của bé 17 tuần tuổi sẽ xuất hiện những đường xoáy và nếp gấp hoàn toàn riêng biệt, hay còn gọi là dấu vân tay.
- Thời gian này bé đang mở và khép miệng để hít thở, đây là thời gian để bé tập luyện kỹ năng hô hấp và bú mút.
- Sự vận động của bé trong tử cung của mẹ cũng tăng lên. Nếu đã quen với những chuyển động của bé trong bụng, bạn chắc chắn sẽ yêu thích những khoảnh khắc đặc biệt đó.
- Các đường dẫn khí trong hệ thống hô hấp của bé đã hoàn thành việc phân nhánh. Phổi của bé sẽ sớm sẵn sàng để lấy oxy.
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi 17 tuần tuổi
- Tăng cảm giác ngon miệng : Những ngày này mẹ sẽ thường xuyên có cảm giác đói và thèm ăn. Hãy cố gắng lựa chọn những thức ăn lành mạnh, giàu chất xơ và tốt cho sức khỏe.
- Xuất hiện các vết rạn : Trên bụng thai phụ có thể bắt đầu xuất hiện các vết rạn da nhưng nếu thai phụ tăng cân không quá nhanh, các vết rạn sẽ không quá trầm trọng.
- Đau đầu : Cho dù nguyên nhân gây đau đầu là do nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng hay lí do nào khác, các mẹ hãy cố gắng thư giãn và nếu cần uống thuốc, hãy đến khám bác sĩ.
- Chóng mặt, ngất xỉu : cơ thể của mẹ có thể chóng mắt do mất nước, vì vậy cần cung cấp đủ nước cho cơ thể của các mẹ bầu để giảm tình trạng này
- Trào ngược dạ dày : nếu mẹ cảm thấy nóng rát ở ngực sau một bữa ăn lớn, hãy tránh tư thế nằm sau ăn để hạn chế trào ngược.
- Đau lưng : do thai nhi ngày càng lớn dần lên và hiện tượng này hoàn toàn bình thường.
- Thay đổi ở răng : do hormone có thể ảnh hưởng đến nướu, dây chằng và xương trong miệng của mẹ, làm răng lung lay hoặc hãy. Nếu mẹ bị viêm nha chu khi thai nhi 17 tuần tuổi, hãy đi khám và chữa ngay. Vì răng hàm rất quan trọng đối với các mẹ bầu.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 17 tuần tuổi phát triển tốt
Chế độ ăn uống
- Bổ sung protein dưới dạng thịt nạc, cá, đậu và đậu phụ, thịt bò.
- Cần ăn nhiều rau lá xanh và trái cây tươi để kiểm soát huyết áp và giảm nguy cơ thiếu máu.
- Bổ sung canxi dưới dạng sữa, sữa chua, phô mai và các sản phẩm từ sữa khác để tăng cường sức khỏe của xương.
- Đặc biệt cần bổ sung axit folic trong chế độ ăn uống để ngăn ngừa dị tật bẩm sinh cho thai nhi.
- Bổ sung vitamin C dưới dạng trái cây hoặc thực phẩm chức năng. Quan trọng hơn, các mẹ cần hỏi ý kiến bác sĩ, không tự mua uống vì có thể ngộ độc do thừa vitamin C.
- Đừng quên bổ sung kẽm vào chế độ ăn uống để thúc đẩy thai kỳ khỏe mạnh. Kẽm có trong: thịt, hàu, cua, sò, hến, các loại đậu, sữa, trứng, ngũ cốc…
- Mua các loại hạt để ăn khi đói như hạnh nhân, óc chó, macca, hạt dẻ cười…
- Các mẹ hãy chia nhỏ các bữa ăn ra để tránh không bị đói và ợ nóng nhé
Việc nên làm
- Luôn bổ sung nước cho cơ thể các mẹ bầu.
- Chia nhỏ các bữa ăn ra và ăn đầy đủ các chất dinh dưỡng để tốt cho cả mẹ bầu và thai nhi
- Giữ tinh thần lạc quan và không căng thẳng.
- Tập các bài tập nhẹ nhàng như yoga và thiền.
- Các mẹ cũng cần ngủ đủ giấc và chợp mắt vào buổi trưa
Việc không nên làm
- Đến những nơi nguy hiểm, đông người vì có thể gây căng thẳng cho các mẹ
- Thức khuya, dùng thức uống có cồn hay thuốc lá.
- Mẹ mang thai nhi 17 tuần tuổi tránh tập luyện quá sức