Sự phát triển của thai nhi tuần 15
Tháng Tám 13, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 17
Tháng Tám 13, 2022Khi thai nhi 16 tuần tuổi, một trong những thời điểm thú vị nhất của giai đoạn mang thai đang rất gần: đó là thời khắc bạn cảm nhận được sự có mặt của bé yêu qua những cử động đầu tiên. Thông thường hầu hết các bà mẹ đều cảm nhận được những cử động đáng yêu này khi thai 16 tuần. Nếu đây không phải là bé đầu lòng, bạn sẽ cảm nhận được chuyện này sớm hơn nữa. Vậy thai 16 tuần tuổi phát triển như thế nào?
Sự phát triển của thai nhi 16 tuần
Sự phát triển của thai nhi tuần 16 của thai kỳ (tương đương 14 tuần sau thụ tinh) đặc trưng bởi sự phát triển của các cơ ở khu vực lưng và xương sống, khiến đầu và cổ của thai nhi có thể ngẩng thẳng hơn nữa. Mắt của thai nhi có thể chuyển động từ từ, tai cũng bắt đầu những bước hoàn thiện cuối cùng, các xương nhỏ trong tai dần hoạt động giúp thai nhi có thể cảm nhận âm thanh từ bên ngoài.
Ngực thai phụ tiếp tục phát triển to lên
Tứ chi của thai nhi có khả năng chuyển động cùng nhau và có thể nhìn thấy trong quá trình siêu âm. Tuy nhiên những vận động này còn quá nhỏ nên thai phụ sẽ khó cảm nhận được (thai phụ chưa thấy dấu hiệu thai máy xuất hiện).
Thai 16 tuần nặng bao nhiêu gam, dài bao nhiêu centimet?
Theo WHO, trung bình thai 16 tuần tuổi có cân nặng khoảng 100 gram và dài khoảng 11.6 cm tính từ đầu đến chân.
Nhịp tim của thai tuần thứ 16
Tim của thai nhi 16 tuần tuổi có nhịp đập khoảng 150 - 180 lần/ phút và mỗi ngày bơm khoảng 24l máu vào trong cơ thể.
Bộ phận sinh dục của thai nhi 16 tuần tuổi
Ở thời điểm này, bộ phận sinh dục của em bé đã có thể nhìn thấy rõ ràng dựa vào hình ảnh siêu âm 4D thai 16 tuần.
Thai 16 tuần đã máy chưa?
- Cho đến lúc này, nước ối vẫn hoạt động như một lớp đệm nâng đỡ mọi hoạt động của bé. Dây thần kinh nối với thành tử cung còn quá nhỏ và chưa thể trực tiếp liên lạc với bé. Thai nhi 16 tuần tuổi đủ lớn để kích thích các mạch dẫn truyền dây thần kinh, não bạn bắt đầu ghi nhận những cử động nhẹ nhàng của bé.
- Cơ thể em bé lúc này đã bắt đầu hoạt động sau chuỗi ngày dài “im lặng”. Bởi vì vào tuần thai thứ 16, các bộ phận của thai nhi đã hoàn thiện, móng tay và móng chân đã dài hơn, xương chắc chắn hơn. Vì vậy, khi bé cử động, mẹ có thể cảm nhận một cách nhẹ nhàng.
Thai 16 tuần đã biết làm những gì?
Bởi vì cơ thể đã lâu không hoạt động, vậy nên, đây là thời điểm em bé bắt đầu hình thành các phản xạ ở tay và chân. Một số bé còn có thể mút ngón tay khi mẹ xem qua hình ảnh siêu âm thai 16 tuần. Một số bé khác còn có những biểu cảm như ngáp, di chuyển mắt.
Dấu hiệu thai nhi 16 tuần khỏe mạnh
- Làn da trong suốt, có thể thấy được các mạch máu dưới da.
- Nụ vị giác phát triển, thai nhi có thể nếm được hương vị của nước ối từ chế độ ăn uống của mẹ.
- Thai nhi 16 tuần bắt đầu cảm nhận được âm thanh. Các nghiên cứu đã chứng minh, em bé trong bụng có thể cảm nhận được âm nhạc và giọng nói của mẹ
Sự thay đổi của cơ thể thai phụ khi mang thai 16 tuần
- Ngực tiếp tục phát triển to lên:Đây là một hiện tượng hết sức bình thường, dù một số thai phụ sẽ cảm thấy hơi khó chịu;
- Táo bón:bên cạnh các tác động từ nội tiết tố khi mang thai, tử cung tăng kích thước làm tăng áp lực lên đại tràng, khiến tình trạng táo bón có thể nặng hơn. Hãy uống đủ nước để làm giảm tình trạng này;
- Tăng dịch tiết âm đạo:Dù dịch tiết âm đạo rất có ích đối với cơ thể, nhưng lại gây ra cho thai phụ cảm giác bất tiện;
- Đau lưng:khi thai lớn dần, bụng mẹ bầu to lên khiến vùng lưng phải chịu áp lực nhiều hơn gây ra đau lưng. Tắm nước ấm bằng vòi sen hoặc ngâm mình trong bồn nước ấm có thể giúp mẹ giảm đau;
- Chảy máu chân răng:Sau khi đánh răng một số thai phụ thấy mình bị chảy máu chân răng. Điều này hết sức bình thường bởi các nội tiết tố khi mang thai khiến nướu răng bị viêm và dễ chảy máu. Hãy chú ý vệ sinh răng miệng thường xuyên hơn.
Mẹ nên làm gì khi mang bầu 16 tuần?
Để có một thai kỳ khỏe mạnh, thì các sản phụ nên làm gì?
- Hầu hết các bà mẹ mang thai đều nên siêu âm từ tuần thứ 16. Hãy hẹn với bác sĩ một ngày mà chồng bạn có thể đi cùng bạn. Và đừng quên lưu lại những hình ảnh đầu tiên của thai nhi để khi lớn lên, bé càng cảm nhận thêm tình yêu của mẹ và bố dành cho bé từ những ngày còn trong bụng mẹ.
- Thời kỳ này, bạn có thể sẽ mắc chứng đãng trí, hay quên. Vì vậy, hãy ghi chú vào giấy những thắc mắc bạn muốn hỏi bác sĩ và việc cần làm là mang theo nó khi đi khám.
- Bia, rượu và các chất có cồn không tốt cho phụ nữ mang thai và cách an toàn nhất là bạn hãy kiêng tất cả những thứ độc hại này. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước hoa quả, nước khoáng và soda, hoặc nước đun sôi để nguội với một ít chanh