Sự phát triển của thai nhi tuần 14
Tháng Tám 11, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 16
Tháng Tám 13, 2022Tuần thứ 15, mẹ đang ở giữa giai đoạn của sự thay đổi trọng lượng cơ thể. Cố gắng duy trì tư thế hợp lý khi đi lại sẽ giúp mẹ tránh khỏi đau lưng và mệt mỏi cơ bắp không cần thiết mẹ nhé
Sự phát triển của thai nhi tuần 15 thay đổi như thế nào ?
- Tuần này, bé yêu đang trong quá trình hình thành và tập luyện rất nhiều phản xạ như tập hít thở, hình thành phản xạ thị giác.
- Kích thước tuần này của bé cũng đã có vài thay đổi, tính từ đầu đến mông bé dài khoảng 10,16 cm, bé đã to bằng một quả đào và diện mạo đang ngày càng hoàn thiện.
- Chân của bé đang phát triển dài ra nhiều hơn so với cánh tay. Bé đã có thể chuyển động tất cả các khớp và chi.
- Bé đang hình thành phản xạ thị giác. Dù đôi mắt vẫn đang khép chặt, nhưng bé vẫn cảm nhận được ánh sáng chiếu xuyên qua thành bụng mẹ.
- Bé 15 tuần tuổi dã bắt đầu cảm nhận được một số mùi và vị thông qua nước ối.
- Lúc này, bé vặn mình và cử động rất nhiều, nhưng hãy còn khá sớm để mẹ cảm nhận được những cử động thai đó, nhất là đối với những mẹ mới lần đầu mang thai.
- Cơ thể bé cũng đã bắt đầu huy động canxi để làm cho xương cứng cáp hơn và hình thành các chồi răng dưới lợi.
- Tóc và lông mày có thể bắt đầu xuất hiện. Các tế bào chân tóc thậm chí bắt đầu sản xuất sắc tố tạo màu tóc.
- Số lượng tế bào thần kinh của bé tương đương với số lượng tế bào thần kinh của người trưởng thành.
- Lớp mỡ dưới da vẫn chưa được hình thành nhưng có thể nhìn thấy mạch máu qua làn da trong mờ của bé
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 15 tuần
- Trào ngược dạ dày : cơ thể mẹ sẽ dần cảm thấy đói hơn nhiều so với trước, do đó dễ dẫn tới ăn quá nhiều thức ăn một lúc, khiến trào ngược dạ dày xuất hiện. Hãy chia ra nhiều bữa nhỏ một ngày để giảm thiểu tình trạng này và cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho mẹ bầu nhé.
- Mẹ sẽ thấy giảm ốm nghén trong giai đoạn này : tin vui cho các mẹ bầu là trong khoảng thời gian này, các mẹ sẽ cảm thấy khỏe hơn rất nhiều vì đang ở giai đoạn ổn định của thai kỳ. Mẹ cũng ít buồn nôn hơn, ít thay đổi cảm xúc hơn và nước da hồng hào thể hiện sức khỏe tốt.
- Chóng mặt: các mẹ sẽ có thể cảm thấy chóng mặt, muốn ngất xỉu, khi gặp tình trạng này mẹ nằm xuống ngay lập tức hoặc ngồi cúi đầu giữa hai đầu gối. Nếu không thể có chỗ có thể nằm hay ngồi xuống, hãy quỳ xuống và cúi đầu xuống phía trước để tránh ngất xỉu và có thể bị thương nếu ngã.
- Thường xuyên đau đầu: do nội tiết tố, mệt mỏi, căng thẳng,... tất cả đều có thể gây ra đau đầu. Để cơn giảm đau các mẹ bầu hãy thử ngồi ở nơi tối, yên tĩnh nhé.
- Mũi của mẹ bầu : sự thay đổi hormone có thể khiến mẹ bị ngạt mũi. Đồng thời, sự gia tăng lưu lượng máu trong cơ thể và mở rộng mạch máu trong khoang mũi có thể khiến mẹ bị chảy máu cam.
Lời khuyên của bác sĩ để thai nhi 15 tuần phát triển tốt
Mẹ bầu nên ăn gì ?
- Cần duy trì chế độ ăn đa dạng đảm bảo đủ chất dinh dưỡng, tiếp tự bổ sung sắt, acid folic và canxi :
- Bổ sung trái cây và rau xanh trong chế độ ăn, uống đủ nước để tránh táo bón và cung cấp vitamin cho cơ thể.
- Dùng sữa và các sản phẩm từ sữa vì bạn cần canxi cho sự phát triển xương của thai nhi.
- Bổ sung protein, đặc biệt là thịt nạc, cá nhiều dầu, trứng, thịt bò…
- Ăn trứng nấu chín kỹ để có được một số axit béo omega 3.
- Ngoài ra các mẹ hãy cố gắng chia nhỏ khẩu phần ăn, nhưng ăn nhiều bữa hơn trong ngày. Chế độ dinh dưỡng tốt ngay trong giai đoạn này có thể giúp bảo vệ trẻ sơ sinh trước nhiều loại bệnh
Cách vận động trong khi mang thai 15 tuần
- Do vóc dáng cơ thể Mẹ bắt đầu thay đổi, chế độ tập luyện cũng nên thay đổi. Vào tuần thứ 15 của thai kỳ, mẹ cần bảo đảm an toàn, cân bằng và thoải mái trong khi luyện tập.
- Với những trường hợp đau dây thần kinh, khi đi ngủ mẹ hãy cố gắng thay đổi tư thế và dùng nhiều gối sao cho tư thế cảm thấy thoải mái nhất. Vì khi trọng lượng tử cung và bé đè lên dây thần kinh này, mẹ sẽ cảm thấy như bị kim châm hoặc đau nhói ở vùng dưới mông và chân.
- Mẹ có thể ngủ với tư thế nằm nghiêng, dồn trọng tâm ngửa vào đầu gối để tránh áp lực lên dây thần kinh
Chăm sóc bản thân cho mẹ bầu: những điều cần lưu ý
Nên
- Giữ cho cơ thể đủ nước, đặc biệt là nước sạch. Nếu uống nước máy sạch, chất florua trong nước sẽ giúp tạo ra lớp men bảo vệ răng của bé.
- Chăm sóc vệ sinh và rửa tay thường xuyên. Hệ thống miễn dịch của các mẹ không được tốt trong thời kỳ mang thai. Mẹ dễ bị nhiễm trùng do đó duy trì các thói quen lành mạnh để ngăn ngừa bệnh.
- Tắm nước ấm, liệu pháp hương thơm có thể đem lại tác dụng tuyệt vời.
- Khi thai nhi 15 tuần, hãy dành thời gian xem phim tình cảm
Không nên
- Tập luyện quá sức.
- Dùng thuốc mà không hỏi ý kiến bác sĩ.
- Suy nghĩ tiêu cực.
- Bỏ đói bản thân.