Sự phát triển của thai nhi ở tuần 13
Tháng Tám 11, 2022Sự phát triển của thai nhi tuần 15
Tháng Tám 13, 2022Tuần thứ 14 của thai kỳ, đây là những tuần dễ chịu của thai kỳ, mẹ có thể tranh thủ tập thể dục hoặc đi du lịch trước khi đón bé ra đời. Niềm vui đang nhen nhóm trong bạn, cuối cùng thì cái bụng cũng nhô lên một chút, cho dù nhìn vào gương bao lâu đi chăng nữa, thì bạn vẫn không thấy đủ cái sự dễ thương mà của cái bụng bầu.
Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển như thế nào ?
- Ở tuần thai thứ 14, kích thước chiều dài tính từ đầu đến mông của bé dài khoảng 8,6 cm, với cân nặng bằng cỡ trái chanh vàng, khoảng chừng 57g.
- Bé đang duy trì việc di chuyển nước ối thông qua mũi và đường hô hấp trên, giúp các túi khí sơ khai trong phổi bắt đầu phát triển.
- Cổ của bé đã được định hình rõ rệt hơn và
- Chân và tay của bé dài ra, lớp da bắt đầu mọc lông để giữ ấm cơ thể bé. Khi nào lớp mỡ hình thành dưới da thì lông sẽ rụng đi trước khi bé ra đời.
- Lá lách và gan đã biết tạo hồng cầu, tạo mật, thận đã lọc được nước tiểu và thải ra nước ối. Thành bụng đang dần dày lên để bảo vệ các phủ tạng trong cơ thể bé.
- Xương tai trong của trẻ khi thai 14 tuần đã được hình thành và dịch chuyển từ vùng cổ lên vùng đầu. Bé yêu đã có thể lắng nghe và phản ứng được với các âm thanh truyền từ bên ngoài vào.
- Cổ của thai nhi định hình rõ ràng hơn, dài hơn, giữ được đầu thẳng hơn và không còn gắn liền vào bả vai nữa, chi dưới cũng phát triển khá nhiều.
- Xương trong cơ thể bắt đầu cứng cáp hơn, tương ứng với lượng canxi được cung cấp từ mẹ.
- Các tĩnh mạch lớn của dây rốn sẽ cung cấp chất dinh dưỡng và lượng máu giàu oxy cho em bé. Ngoài ra còn có hai động mạch nhỏ có nhiệm vụ mang chất thải và carbon dioxide từ cơ thể nhỏ bé của thai nhi đến nhau thai. Sau đó nhau thai sẽ xử lý chất thải
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai 14 tuần
- Khi mang thai được 14 tuần, mẹ có thể nhận thấy lượng dịch âm đạo tăng lên, hiện tượng này là bình thường, có thể đây là cách cơ thể ngăn chặn sự phát triển của các loại vi khuẩn có hại.
- Cơ thể mẹ sẽ có thể nhanh chóng nhận thấy một đường sẫm màu kéo dài từ trung tâm bụng xuống phía dưới.
- Cơ thể bớt mệt mỏi: cơ thể đã hoàn toàn thích nghi với tình trạng mang thai sau khi trải qua ba tháng đầu thai kỳ.
- Vú tiếp tục phát triển to lên nhưng bớt nhạy cảm: dù vú tiếp tục phát triển to lên và xuất hiện những thay đổi nhưng sự nhạy cảm đã giảm dần, không còn như ba tháng đầu.
- Không còn buồn nôn và nôn: đa số thai phụ khi bước sang ba tháng giữa của thai kỳ không còn các biểu hiện của ốm nghén nữa.
- Vị giác quay trở lại: buồn nôn và nôn đã không còn, vị giác sẽ quay trở lại.
- Ngạt mũi: nồng độ cao nội tiết tố estrogen và progesterone làm tăng lượng máu tới lớp màng nhày ở mũi, gây nên tình trạng này. Hãy thử sử dụng máy phun sương làm ẩm khi ngủ để giảm bớt khó chịu.
- Triệu chứng nghén: cơ thể của các mẹ đã dần thích ứng được sự xuất hiện của thai nhi trong buồng tử cung cho nên phần lớn mẹ bầu sẽ giảm bớt hoặc hết hẳn các triệu chứng ốm nghén khó chịu trong giai đoạn 3 tháng đầu trước đó.
- Cân nặng: trong giai đoạn này mẹ sẽ lên cân và trái ngược với thời kỳ nghén ngẩm, mẹ bắt đầu thèm ăn và ăn nhiều hơn do sự phát triển nhanh chóng của em bé đã tiêu hao khá nhiều năng lượng của cơ thể mẹ. Do đó mẹ cần phải bổ sung thêm nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu hơn
Lời khuyên của bác sĩ để thai 14 tuần tuổi phát triển tốt
- Giao tiếp với bé : đừng quên dành chút thời gian để giao tiếp với bé. Trải nghiệm này có thể là một trong những điều thú vị nhất bạn sẽ được trải qua trong toàn bộ cuộc đời của bạn.
- Quan hệ tình dục khi thai 14 tuần : các triệu chứng mang thai sớm có thể cản trở ham muốn tình dục trong ba tháng đầu. Tuy nhiên, khi cảm giác buồn nôn, nôn mửa, mệt mỏi và căng tức ngực giảm đi, cùng với nỗi sợ việc quan hệ gây hại cho thai nhi, thì ham muốn tình dục có thể quay trở lại.
- Tập thể dục : tam cá nguyệt thứ hai là thời điểm tốt để tập thể dục và duy trì việc tập luyện. Thói quen này đặc biệt rất tốt cho quá trình sinh nở của bạn. Đặc biệt, việc tập hít sâu, thở chậm trong yoga sẽ giúp bạn bớt đau và giữ sức khi sinh thường.
- Chế độ dinh dưỡng: đây là yếu tố quan trọng hàng đầu trong việc chăm sóc thai kỳ. Vì em bé đang trong quá trình tăng cường tái tạo tế bào máu và hoàn thiện các cơ quan trong cơ thể nên mẹ cần ăn nhiều thực phẩm chứa sắt, đạm (tôm, cua, cá, lạc, vừng,...), cholesterol không béo, vitamin A, D, C