Sự phát triển của thai nhi tuần 11
Tháng Tám 9, 2022Sự phát triển của thai nhi ở tuần 13
Tháng Tám 11, 2022Cơ thể mẹ đang bước vào tuần cuối cùng trong tam cá nguyệt đầu tiên của tời gian mang thai. Từ tuần sau, mẹ sẽ bước vào giai đoạn mới đó là tam cá nguyệt thứ hai với ít sự căng thẳng hơn so với trước và được coi như là những tuần trăng mật của thai kỳ
Sự thay đổi của thai nhi 12 tuần tuổi như thế nào ?
- Khi thai nhi được 12 tuần tuổi, bé có chiều dài tính từ đầu đến mông khoảng 5,334cm với cân nặng là khoảng 14g tương đương một quả chanh ta.
- Tim của bé sẽ đập nhanh gấp đôi ba lần mẹ và dễ dàng nhận ra khi nghe tim thai. Ngón tay, ngón chân đã tách rời và vân tay cũng xuất hiện lờ mờ.
- Ruột bé đã phát triển tương đối hoàn chỉnh và thức ăn sẽ được tiếp nhận thông qua dây rốn vào khoang ruột của bé
- Lúc này, các ngón tay bé đã có thể co duỗi, các ngón chân cong vểnh và miệng của bé sẽ xuất hiện các phản xạ mút. Trong thực tế, nếu mẹ gõ nhẹ vào bụng, bé sẽ vặn vẹo thân mình để phản ứng lại.
- Thận cũng chuẩn bị cho sự bài tiết nước tiểu vào bàng quang của bé và sự bài tiết nước tiểu được bắt đầu khi thai 16 tuần đến 18 tuần tuổi.
- Các tế bào thần kinh nhân lên nhanh chóng và các khớp thần kinh đang được hình thành với tốc độ chóng mặt trong não của bé. Đặc biệt, trong giai đoạn từ tuần 12 đến tuần 18 được xem là khoảng thời gian quan trọng đối với sự phát triển bộ não của bé.
- Ngoài ra, cổ của thai 12 tuần tuổi cũng đã hình thành rõ rệt hơn, khiến phần đầu và thân mình trông không còn có vẻ như dính liền vào nhau nữa
Sự thay đổi của cơ thể mẹ khi thai nhi được 12 tuần tuổi
- Cơ thể mẹ đã có sự thay đổi nội tiết tố nên các hormone trong cơ thể mẹ bầu đã dần ổn định làm giảm triệu chứng ốm nghén. Do đó, tâm trạng của mẹ có thể thoải mái hơn trước.
- Đã đến lúc đi sắm quần áo lớn hơn cho mẹ vì lúc này cơ thể mẹ đã đặn hơn thấy rõ
- Đây cũng là tuần mà nhiều bà bầu cảm nhận được những lần ợ nóng khó chịu đầu tiên trong suốt thai kỳ. Do nhau thai sản xuất quá nhiều hormone progesterone, nội tiết tố này gây giãn cơ thắt dưới của thực quản, điều này khiến cho axit trong dạ dày trào lên thực quản, gây ra cảm giác bỏng rát khó chịu.
- Dưới tác động của một số hormone, một vài mẹ bầu sẽ cảm thấy hơi mơ hồ và hay quên.
- Các mẹ bầu sẽ cảm thấy cơ thể ấm hơn là do sự gia tăng khối lượng máu lưu thông trong cơ thể. Tim của mẹ sẽ hoạt động mạnh mẽ hơn để có thể đảm bảo cung cấp đủ oxy cho cả mẹ và thai nhi.
- Ngoài ra, khi mang thai đến tuần 12 thì các mẹ sẽ thấy tình trạng huyết trắng ra nhiều và cảm thấy lo lắng. Tuy vậy, điều này hết sức bình thường đối với các mẹ khi mang thai vào giai đoạn này.
Lời khuyên của bác sĩ dành cho các mẹ để thai nhi phát triển tốt
- Tuần thứ 12 là khoảng thời gian thích hợp cho siêu âm đo độ mờ da gáy. Dựa vào một lớp chất lỏng dưới da ở mặt sau cổ thai nhi, đối với những bé có nguy cơ mắc Hội chứng Down, lượng chất lỏng này sẽ nhiều hơn hẳn
- Mẹ có thể tập thêm các bài tập cơ sàn chậu, qua đó có thể giúp mẹ cảm thấy khỏe khoắn hơn, giảm nhẹ các triệu chứng mang thai và đặc biệt sẽ giúp các mẹ hồi phục nhanh hơn sau khi sinh con.
- Mẹ bầu cần tiêm phòng cúm nhằm tăng cường miễn dịch, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh cúm gây ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi.
- Cung cấp đủ dinh dưỡng cho thai nhi, việc bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng là điều cực kỳ quan trọng đối với bé và cả mẹ. Mẹ nên cung cấp thêm vitamin B1, axit folic và chất sắt, vì các chất này bổ trợ cho việc sản xuất hồng cầu trong máu giúp mẹ hạn chế nguy cơ nhiễm trùng và chảy máu cao sau khi sinh.
- Cần tránh ăn các loại thực phẩm : salad, ăn đồ tái, sống như sushi, thịt bò tái, hàu sống, khổ qua, rau răm… hay phô mai chưa tiệt trùng vì chứa vi khuẩn listeria và các mầm bệnh khác
- Mẹ bầu cần uống đủ 2 lít nước mỗi ngày vì nước đóng vai trò rất quan trọng trong việc bài tiết và trao đổi chất cho cơ thể của mẹ. Cơ chế này giúp thai 12 tuần tuổi hấp thu các chất dinh dưỡng từ mẹ một cách dễ dàng